M&A - Mua lại và Sát nhập trong lĩnh vực Ngân hàng mà chúng ta cần biết
Các ngân hàng nước ngoài đang cố gắng nắm giữ thị phần trên thị trường Ngân hàng Việt Nam trong khi đó các ngân hàng trong nước lại đang đi ngược lại xu hướng mua lại.
Hoạt động sát nhập-mua lại đang rất sơ khai trong nền kinh tế Việt Nam và ngành Ngân hàng là ngành đi đầu với những thương vụ lớn với 15 vụ sát nhập từ 2008-2010 thành công chiếm khoảng 30% tổng giá trị của các thương vụ.
Câu chuyện sát nhập trong ngành Ngân hàng
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và 2009, số lượng các vụ sát nhập thành công trong vòng hai năm rất khiêm tốn. Nhưng đến năm 2010-thời điểm mà cuộc khủng hoảng đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất, con số này đã tăng nhanh đột biến lên 9 thương vụ có liên quan đến 20% các ngân hàng vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần.
Vậy thực trạng của hoạt động sát nhập ở Việt nam hiện nay là thế nào? Theo chúng tôi, việc gia tăng đột biến trong lĩnh vực ngân hàng có hai lý do chính. Thứ nhất là nhu cầu của các ngân hàng Việt Nam tìm kiếm các đối tác chiến lược thông qua các thương vụ bán cổ phần cho các ngân hàng khu vực và toàn cầu. Lý do thứ hai cũng là lý do quan trọng hơn đó là động thái của Ngân hàng nhà nước khi yêu cầu tăng vốn tối thiểu trong các NHTM lên 3000 tỉ đồng (tương đương với 142.9 triệu USD). Đáng chú ý trong đó là những quy định về tỉ lệ góp vốn của các ngân hàng nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước không được quá 15% (tỉ lệ này có thể được điều chỉnh trong một số trường hợp đặc biệt được NHNN chấp thuận).
Giá trị các thương vụ sát nhập trong năm 2010 nằm trong khoảng 20-180 triệu USD tương đương với 1.2-1.5 lần giá trị ghi sổ so với cùng kì năm trước.
Một đặc điểm khác là trong năm 2010, không có một ngân hàng Việt Nam nào tham gia mua cổ phần của các ngân hàng nước ngoài. Với con số tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 28%, các ngân hàng trong nước vẫn đang có xu hướng tập trung phát triển nội tại doanh nghiệp và chú trọng vào thị trường trong nước.
Thực trạng sát nhập
Cho đến thời điểm này của năm 2011, xu hướng sát nhập trong các ngân hàng diễn ra tương tự như năm 2011. Trong 2 vụ sát nhập thành công và 7 vụ đã được công bố, các thương vụ mua lại của ngân hàng nước ngoài vẫn chiếm phần lớn. Giá trị sát nhập tính đến nay tương ứng với 1-1.8 lần giá trị sổ sách so với các vụ sát nhập bình thường khác.
Đáng chú ý nhất trong năm 2011 là 2 thương vụ của hai ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Thương vụ sát nhập đã được công bố giữa Viettin Bank và một ngân hàng của Canada –Nova Scotia và những tin đồn về sự sát nhập của Vietcombank với một đối tác chiến lược nước ngoài. Đây được coi là 2 thương vụ có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng tính cho đến nay.
Triển vọng phát triển
Đâu là tương lai phát triển cho các vụ sát nhập. Thứ nhất, mặc cho sự suy giảm của thị trường chứng khoán ở thời điểm hiện tại vẫn còn tồn tại một vài ngân hàng thương mại ở Việt Nam chưa tìm được đối tác chiến lược. Hơn nữa, nhiều ngân hàng nước ngoài chưa thực hiện mua tối đa 15% cổ phần của các ngân hàng trong nước. Do đó, xu hướng sát nhập sẽ gia tăng cả về số lượng lẫn giá trị. Thứ hai, việc thực hiện các chính sách nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của NHNN trong ngắn hạn và trung hạn sẽ dẫn đến việc mua lại và sát nhập của các ngân hàng trong nước và tương lai về sự tồn tại của một vài ngân hàng lớn trong nền kinh tế không phải là không có cơ sở. Thứ ba, số lượng các vụ mua lại cổ phần ngân hàng nước ngoài của các ngân hàng trong nước sẽ không nhiều vì các ngân hàng trong nước vẫn phải đối mặt với việc NHNN liên tiếp nâng cao các yêu cầu đối với vốn và xu hướng chú trọng vào thị trường tài chính trong nước.
Bình luận
Bình luận bằng Facebook