Nghiên cứu M&A: Các vấn đề cần nghiên cứu, lý thuyết nghiên cứu, các vấn đề đang bỏ ngỏ ( Bài 6)
Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu M&A, những vấn đề đã được giải quyết về M&A, những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu về M&A và Cơ sở lý thuyết nghiên cứu M&A
Lý thuyết nghiên cứu về M&A
- Các quan điểm của Đảng và nhà nước về công cuộcđổi mới toàn diện đất nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.
- Học Thuyết Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và Pháp luật
Câu hỏi nghiên cứu M&A:
1. Khái niệm về M&A trong luật Việt Nam được hiểu ra sao? M&A được cụ thể trong các văn bản luật Việt Nam ra sao?
2. M&A trong Luật Việt Nam có vai trò, vị trí và địa vị pháp lý ra sao?
3. Thực trạng pháp lý về M&A trong pháp luật Việt nam hiện tại quy định có ưu điểm gì? Hạn chế gì? Những xu hướng cần thiết cho các góc cạnh pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A sẽ ra sao?
4. Lịch sử hình thành về quy định pháp luật cho hoạt động M&A và xu hướng phát triển của pháp luật về M&A trong hệ thống pháp luật trên thế giới và ở Việt Nam như thế nào?
5. Thực trạng pháp luật kiểm soát hoạt động M&A ra sao? Có thực sự phù hợp với sự phát triển và cần thiết phải điều chỉnh không?
6. Thực trạng các quy định pháp luật bảo vệ hoạt động M&A (Chống thâu tóm, độc quyền) cho các doanh nghiệp trong nước là một bên trong thương vụ M&A tại Việt Nam ra sao từ năm 2000 đến nay?
7. Các yêu cầu về pháp luật cho hoạt động M&A tại Việt Nam phù hợp với tình hình phát triển ở Việt Nam hiện nay và hướng phát triển tới năm 2020?
8. Thực trạng quy định của Pháp luật Việt Nam về M&A đã thực sự phù hợp với pháp luật quốc tế chưa? Các nước quy định ra sao? Và pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện tối đa cho sự phát triển các hoạt động M&A như một kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) chưa?
9. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm đảm bảo và nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A tại Việt Nam?
10. Quyền M&A và phạm vi đối tượng cụ thể là gì? Môi trường pháp lý cụ thể ra sao? Các loại thuế áp dụng ra sao? Ở Mức nào?
11. Có cần đăng ký M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp không? Quan điểm về M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp thế nào? Khuyến khích hoạt động này bằng ưu đãi gì? Xây dựng ưu đãi đầu tư cho các thương vụ M&A dựa vào xác lập ưu đãi trước hay là sau khi có kết quả kinh doanh mới ưu đãi đầu tư?
12. Giải pháp tránh chuyển giá đối với nhà đầu tư nước ngoài khi hậu M&A và chuyển đăng ký công ty nội địa thành công ty FDI ra sao?
13. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho hoạt động M&A ở Việt Nam?
14. Các giải pháp về lý luận nhằm đảm bảo hình thành một hành lang pháp lý đầy đủ, phù hợp, kịp thời ở Việt Nam?
15. Với sự phát triển mạnh mẽ của M&A đó có cần thiết ban hành một văn bản Luật riêng quy định chi tiết về hoạt động M&A hay không, hay chúng ta sẽ bổ xung, sửa đổi các văn bản pháp lý, khung pháp lý hiện tại về M&A cho đầy đủ hơn?
16. Có xem hoạt động M&A là một thị trường thực sự cần thúc đẩy và quản lý nhà nước như một thị trường độc lập, như một hàng hóa đặc biệt không hay chỉ là một hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp, một hoạt động tổ chức lại doanh nghiêp?
Các giả thuyết nghiên cứu M&A
Giả thuyết rằng các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A hiện hành đang chưa đầy đủ, cụ thể, và chưa có cơ chế hữu hiệu nhất, tốt nhất, và chưa phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động M&A tại Việt Nam, chưa khuyến khích và thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nhằm đảm bảo thực thi, áp dụng có hiệu quả cho hoạt động M&A trên thực tế.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)
Bình luận
Bình luận bằng Facebook