/ / / /

FDI và mối liên hệ với M&A


FDI và mối liên hệ với M&A

Hoạt động đầu tư fdi là gì?

FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, nghĩa là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào một quốc gia khác. Hoạt động đầu tư FDI có thể bao gồm việc mua lại công ty, thành lập các doanh nghiệp liên doanh hoặc đơn giản chỉ là đầu tư vào một hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó.

FDI thường được thực hiện bởi các công ty nước ngoài để mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tận dụng lợi thế địa lý và tài nguyên, tìm kiếm các chi phí lao động thấp hơn hoặc để tránh các rào cản thương mại và chính sách thuế cao.

Hoạt động đầu tư FDI có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Đối với quốc gia đầu tư, FDI có thể giúp tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội việc làm mới. Đối với quốc gia nhận đầu tư, FDI có thể giúp tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ, tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân


M&A và giá trị tiếp cận từ khía cạnh thu hút vốn đầu tư FDI

Hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong đó nguồn vốn đầu tư vào các thương vụ M&A tại Việt Nam ngày càng nhiều cả về số lượng, chất lượng và quy mô . Ở một mặt nào đó hoạt động M&A đang được xem như một động lực và là hình thức mới mẻ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Ở Nước ta M&A là một hình thức đầu tư trực tiếp và  được quy định tại Điều 21, khoản 6 Luật đầu tư năm 2005: " Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp".

Trong khuôn khổ bài viết này chúng ta cùng nhau tiếp cận những giá trị của hoạt động M&A trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam.Trước hết chúng ta hiểu FDI là gì? Và  cụm từ FDI là  viết của cụm (Foreign Direct Investment ) tức  hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI cũng được  Tổ chức Thương mại Thế giới nghĩa như sau:

"Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"".

Theo cách tiếp cận này nhà đầu tư nước ngoài có hai hình thức lựa chọn trong đầu tư vào một quốc gia: Hoặc là,bỏ vốn xây dựng một cơ sở kinh doanh mới. (Greenfield investment). Hoặc là, bỏ vốn mua lại hay sáp nhập với một cơ sở kinh doanh có sẵn và tiếp tục hoạt động, phát triển nó. (Merger and Acquisition).

Những giá  trị M&A đem lại cho nền kinh tế trong việc thu hút vốn FDI cũng chính là những giá trị của nguồn vốn đầu tư FDI mang lại cho mỗi quốc gia. Ngược lại các nhà đầu tư  nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam thông qua hoạt động M&A cũng nhận lại được nhiều giá trị kinh tế và hiệu quả hơn, bởi hoạt động M&A cho phép các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tận dụng những lợi thế sẵn có của các doanh nghiệp trong các thương vụ M&A đem lại. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều và đôi bên cùng có lợi.

Những thành tựu kinh tế do hoạt động thu hút vốn nước ngoài mang lại,  đã đặt ra cho chúng ta bài toán cần nhanh chóng hơn trong việc  hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động  M&A tại Việt Nam, tạo môi trường tốt để  M&A phát triển  thành một kênh hút vốn hiệu quả và hợp xu thế hội nhập. Như ta biết, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh, mạnh cần có nhiều vốn, vốn được tạo ra từ nguồn lực trong nước. Thế nhưng nội lực không đủ, vốn được thu hút mạnh mẽ từ nguồn nước ngoài giúp các quốc gia có được những bước phát triển nhanh chóng hơn. Ví dụ điển hình cho sự thành công trong thu hút vốn FDI là nền kinh tế Singapore.

Năm 2011 Singapore  là quốc gia thu hút FDI lớn nhất Đông Nam Á với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rót vào nước này đã tăng thêm  31,6% đạt mức trên  64 tỷ USD, và chiếm tới 54,7% tổng FDI tại ASEAN.

Việc hoàn thiện các điều kiện thúc đẩy M&A phát triển nó không chỉ  dừng lại ở việc thu hút nguồn vốn  từ nước ngoài,  mà nó còn là một trong những kênh để tiếp thu công nghệ và bí quyết, kỹ năng quản lý hiện đại  từ các quốc gia có nhà đầu tư. Cách thức này mang lại cho chúng ta có một nền công nghệ hiện đại hơn trong một khoảng thời gian ngắn và phát triển kinh tế đột phá hơn trong một giai đoạn ngắn.

Một lợi ích nữa của hoạt động M&A trong việc thu hút FDI là nếu hoạt động M&A phát triển tốt, nó có thể giúp các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu nhanh chóng hơn nhờ việc tham gia vào nội bộ công ty của các nhà đầu tư nước ngoài. Khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực hiện các thương vụ M&A vào các công ty, nhà máy ở Việt Nam cũng là quá trình phân công lao động khu vực được đẩy mạnh hơn. Sau các thương vụ M&A, nhà đầu tư nước ngoài  sử dụng những lợi thế hiện có tại các công ty được mua lại đồng thời chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài vào các công ty được mua, xây dựng  bộ máy quản trị  hậu M&A hiện đại và đạt đẳng cấp quốc tế.

Khi các thương vụ M&A được thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài, vốn cũng được " rót" vào Việt Nam với số lượng ngày càng tăng và quy mô được mở rộng theo thời gian. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tạo ra lượng việc làm lớn hơn và quá trình đào tạo nhân công cũng được tăng cường để phù hợp. Khi nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp, giúp họ  nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, và  việc sử dụng lao động địa phương cũng là một lợi thế về lao động giá rẻ cho họ. Nhà đầu tư nước ngoài  đào tạo lao động Việt Nam  về kỹ năng, nghiệp vụ, nâng cao tay nghề và ngày càng tạo cho đất nước chúng ta một đội ngũ nhân công đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong lao động hiện đại.

M&A là một kênh đầu tư mới mẻ tại thị trường Việt Nam cho nhà đầu tư nước ngoài. Các hình thức truyền thống và hình thức đầu tư thông qua M&A giúp chúng ta sẽ thu hút ngày càng nhiều vốn  FDI. Cũng với việc thông qua M&A nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vượt qua những rào cản gia nhập ngành, hay chính sách pháp luật của các quốc gia vốn vẫn là nỗi lo lắng của các nhà đầu tư nước ngoài mỗi khi tham gia đầu tư tại một quốc gia nào đó. Hiện tại  hoạt động M&A của chúng ta   đang là một thị trường đầy thú vị cho các nhà đầu tư nước ngoài và tương lai sẽ mang lại nhiều hứa hẹn hơn nữa khi pháp luật đầy đủ và hoàn thiện. Đầu tư FDI thông M&A là một trong các cách thức mà nhà đầu tư nước ngoài xem là " đặc sản" tại Việt Nam  và khiến họ cảm thấy thực sự là món hàng "ngon – bổ  - rẻ". M&A giúp chúng ta có được kỳ vọng sẽ thu hút đầu tư nước ngoài tốt hơn nữa trong thời gian tới.


Thúc đẩy M&A bằng việc hoàn thiện hành lang pháp lý.

Như vậy để thúc đẩy M&A phát triển và thu hút mạnh mẽ hơn nữa vốn FDI qua hoạt động này cần thiết phải có những ưu tiên hơn nữa trong việc hoàn thiện pháp lý.

Thứ nhất, làm rõ hơn các hoạt động đầu tư trực tiếp được quy định trong Điều 21, khoản 6 Luật đầu tư năm 2005: " Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp". Nên chăng có hệ thống thủ tục đầu tư riêng cho hoạt động M&A, các quy định về việc đầu tư nước ngoài thông qua hình thức này. Luật đầu tư mới chỉ đề cập tới ở mức độ " điểm danh" hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng việc quy định đây là một trong các hoạt động đầu tư trực tiếp:"Đầu tư thực hiện sáp nhập và mua lại doanh nghiệp", còn quy trình thực hiện thủ tục này vẫn chưa rõ ràng và chưa nói lên được sự khác biệt so với các hành vi đầu tư trực tiếp khác. Việc này sẽ khiến các thương vụ đầu tư M&A của các nhà nước ngoài bớt  lúng túng trong quy trình thực hiện và hoạt động quản lý nhà nước cũng dễ dàng hơn.

Thứ hai, hành lang pháp lý về hoạt động M&A quy định trong Luật doanh nghiệp có bản chất khác biệt thế nào với quan hệ trong Luật đầu tư? Phải chăng Luật doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động quản trị nội bộ doanh nghiệp? Còn Luật đầu tư điều chỉnh quan hệ đầu tư? Hiểu thế nào cho thống nhất, và khi mỗi thương vụ diễn ra làm thế nào để không có sự chồng lấn của hai Luật điều chỉnh này?

Thứ ba, cần tập trung làm rõ sự khác biệt về thủ tục của các thương vụ M&A của công ty đại chúng trên sàn chứng khoán và thương vụ là các công ty chưa lên sàn chứng khoán ra sao? Thủ tục này còn nằm rải rác ở nhiều văn bản luật khiến nhà đầu tư đôi khi còn lúng túng ở khâu thực hiện thủ tục trong các thương vụ M&A.

Thứ  tư, quan hệ đầu tư và quan hệ của hành vi tập trung kinh tế trong Luật cạnh tranh sẽ quản lý ra sao? Làm thế nào để có quy trình bắt buộc giúp nhà nước quản lý được các thương vụ M&A tránh xâm phạm Luật cạnh tranh, và chống hành vi tập trung kinh tế tạo độc quyền.

Thứ năm, có hay không một quy trình thủ tục được " Luật hóa" và bắt buộc nhà đầu tư phải tiến hành trong các thương vụ như: định giá doanh nghiệp, kiểm toán, định giá thương hiệu, xử lý lao động hậu M&A, và nghĩa vụ công bố thông tin... giúp môi trường đầu tư FDI thông qua hoạt động M&A ngày càng tốt hơn.

Pháp luật của chúng ta còn nhiều vấn đề phải đặt ra, trong một thời gian ngắn nhất cần phải có đầu tư xứng đáng cho việc hoàn thiện pháp lý M&A, giúp tương thích giữa tốc độ phát triển của hoạt động này và pháp luật điều chỉnh nó.

Chúng tôi sẽ mang lại cho bạn đọc bài viết: " M&A Tiếp cận từ khía cạnh tập trung kinh tế" mời các bạn đón đọc.

( Vũ Ngọc Dũng - www.vungocdung.com - 0938188889 " - "HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến