/ / / /

Nghiên cứu M&A: hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A ( Bài 41- Phần 1)


Nghiên cứu M&A: hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A ( Bài 41- Phần 1)

Nghiên cứu M&A: hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A ( Bài 41- Phần 1)

Từ thực tiễn áp dụng  chúng ta thấy còn một số hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A tại Việt Nam chúng ta theo luật hiện hành. 

Thứ nhất, dưới góc độ độ tố tụng cạnh tranh, thì Cục Quản lý cạnh tranh như cơ quan khởi xướng vụ việc. Nếu không có hồ sơ khiếu nại vụ việc, hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh không phát hiện có dấu hiệu vi phạm cạnh tranh thì có lẽ, Hội đồng Cạnh tranh cũng không thể phát huy hết chức năng của mình, hay nói cách khác, chức năng của Hội đồng Cạnh tranh có thể xem như là “chức năng phái sinh” từ chức năng của Cục Quản lý cạnh tranh. Đặc biệt là chức năng điều tra về việc xác định các ngưỡng để xem xét việc vi phạm thật sự còn nhiều  tranh cãi. Hội đồng cạnh tranh xử lý vụ việc lại dựa hoàn toàn vào kết quả điều tra chứ không thể biết được mức độ tin cậy của số liệu điều tra ra sao. Do vậy cần phải có sự cần thiết quy định vào Luật về quyền của Hội đồng cạnh tranh được tham gia từ giai đoạn đầu của quá trình điều tra, thì kết quả điều tra sẽ rút ngắn hơn và “tự tin” hơn với quyết định xử lý vụ việc của mình.

Điều đặc biệt là pháp luật quy định: “Điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải tiến hành điều tra bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh” mối quan hệ giữa Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh với điều tra viên trong quan hệ pháp luật hành chính khó có thể xảy ra mối quan hệ trực tiếp này trừ khi có những quy định bổ sung tăng quyền cho điều tra viên trong cơ quan cạnh tranh.

Tính độc lập trong bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh không phải là một cơ quan phụ thuộc mà cần có vị trí độc lập tuyệt đối để thực hiện quyền điều tra hiệu quả. Hiện tại theo quy định điều tra viên là công chức thuộc Cục quản lý cạnh tranh . Điều quan trọng hơn là nếu có hướng sửa đổi Luật cạnh tranh cần thiết phải bổ sung theo hướng hỗ trợ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc và sự kết hợp với điều tra viên.

Hiện tại với quy định của Luật cạnh tranh thì Hội đồng cạnh tranh vai trò như là một cơ quan tài phán cạnh tranh của cơ quan hành chính nhà nước bởi Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đang xử lý bằng hoạt động của mình thông qua thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh.

Mặc dù đã có sự tách bạch thẩm quyền trong việc  khởi xướng vụ việc, điều tra với hoạt động xử lý theo pháp luật thực định đã đáp ứng yêu cầu khách quan, độc lập giữa các hoạt động điều tra và xử lý vụ việc, nhưng công tác điều tra luôn chịu sự chi phối theo ý chí của Hội đồng Xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc Hội đồng Cạnh tranh sau khi kết thúc điều tra, trong phiên điều trần và cả trong khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nên sự độc lập, khách quan đó cũng chỉ dừng ở mức độ tương đối. Cơ quan cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh vẫn là một cơ quan hành chính chứ chưa phải là một cơ quan độc lập trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Mặc dù có đủ quyền cơ quan điều tra, vừa là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính nhưng bản chất Cục quản lý cạnh tranh vẫn nặng là một đơn vị hành chính thuộc Bộ công thương và chịu sự quản lý của Bộ công thương. Do vậy có thể chính vị trí này khiến Cơ quan quản lý cạnh tranh chưa phát huy hết vai trò của mình, không đảm bảo được tính độc lập trong hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, điều tra và xử lý theo như quy định của Luật cạnh tranh. Sự cần thiết của pháp luật trong việc bổ sung quyền cho cục quản lý cạnh tranh thêm sức mạnh là điều cần thiết. Tạo dựng một thẩm quyền pháp lý trong việc phán xử độc lập.

Đọc tiếp phần 2

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến