/ / / /

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo pháp luật Việt Nam


Doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ theo pháp luật Việt Nam

Thế nào là doanh nghiệp vừa và nhỏ?

Những quy mô về vốn, doanh thu, lao động và tính chất quản lý khiến pháp luật các nước phân chia ra nhiều cấp độ doanh nghiệp khác nhau: Doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.

Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Hiện tại theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, quy định số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được coi là Doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là Doanh nghiệp vừa. và các tiêu chí này đang được Việt Nam áp dụng trong quản lý và ra cơ chế pháp lý điều chỉnh.Việc ban hành nghị định Nghị định 39/2018/NĐ-CP tại Điều 6 có xác định rõ tiêu chí: Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa:

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xãhội bình quân năm không quá 10ngườivà tổng doanh thucủa năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. ( Mời tải Nghị định 39/2018/NĐ-CP tại Điều 6 để đọc chi tiết).

2. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

3. Doanh nghiệp nhỏtrong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.( Tức nội dung nêu tại Điểm 1 và 2 ở trên)

4. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

6. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ :cósốlao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.


* Có gì khác với Quy định cũ về Doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các điểm thay đổi bao gồm như sau:

(1)Doanh nghiệp siêu nhỏ có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ hoặc nguồn vốn không quá 3 tỷ.( 2) Doanh nghiệp nhỏ: có số lao động tham gia BHXH bình quân không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ; (3) Doanh nghiệp vừa: Có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ.

Các tiêu chí trên xác lập tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều đó cũng có nghĩa là áp với các chuẩn mực kế toán vừa và nhỏ, hay nghĩa vụ tài chính, hệ thống quản lý... Doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chuyển mình từ doanh nghiệp siêu nhỏ=> lên doanh nghiệp vừa và nhỏ => Doanh nghiệp vừa => Doanh nghiệp lớn đủ sức cạnh tranh trên thương trường khốc liệt trong nước và ngoài nước!

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng – www.vungocdung.info - Liên hệ phỏng vấn và tư vấn: 0913753918)

 

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến