/ / / /

Nghiên cứu M&A: Hình thức hợp nhất doanh nghiệp trong M&A , ưu điểm, nhược điểm ( Bài 37)


Nghiên cứu M&A: Hình thức hợp nhất doanh nghiệp trong M&A , ưu điểm, nhược điểm ( Bài 37)

Với những quy định hiện tại của Luật doanh nghiệp về hợp nhất doanh nghiệp ta thấy các điểm sau đây:

Thứ nhất, việc hợp nhất doanh nghiệp được Luật quy định khá đầy đủ. Trong các thủ tục theo thứ tự ưu tiên thì việc chuẩn bị một hợp đồng hợp nhất có vị trí đầu tiên. Tất cả các điều kiện hợp nhất đều được đưa vào hợp đồng như một sự xác nhận với nhau về nguyên tắc tự nguyện thoả thuận và tự nguyện thực hiện việc hợp nhất.

Hợp đồng hợp nhất đề cập gần như đầy đủ các thông tin của các bên như: “tên, địa chỉ trụ sở chính của các công ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất”. Việc quy định khá đầy đủ chi tiết về các nội dung pháp lý trong hoạt động hợp nhất khiến cho các bên thực hiện thương vụ dễ dàng thực hiện quy trình và các công việc mà luật pháp bắt buộc phải có.

Mặt khác, quy định này vẫn còn những sự hạn chế mặc dù có quy định việc hợp nhất cần có hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp là không có mẫu hợp đồng cụ thể mà các bên hợp nhất tự soạn thảo, tự đưa ra sửa đổi từ các hợp đồng kinh tế khác, hợp đồng mua bán tài sản, hay hợp đồng hợp tác kinh doanh có sẵn mẫu và sửa theo các tiêu chí mà Luật doanh nghiệp yêu cầu. Phải chăng việc này để tuân thủ nguyên tắc tự nguyện của hợp đồng?  Trong quy định hình thức pháp lý của hợp đồng có hiệu lực thì cũng chưa xác định rõ những hình thức bắt buộc nào sẽ có hiệu lực như: Có cần phải công chứng không? Hay chỉ cần hợp đồng ký kết giữa bên hợp nhất và bên bị hợp nhất, hay các cách thức ký kết hợp đồng hợp nhất khác thông qua: Hợp đồng qua fax, hợp đồng qua thư điện tử… có giá trị pháp lý không?


Thứ hai, các quy định thủ tục hợp nhất  quy định rõ về các yêu cầu của các bên tham gia hợp nhất, đặc biệt là trong thủ tục đăng ký kinh doanh công ty hợp nhất thủ tục gửi hợp đồng hợp nhất đến các chủ nợ, người lao động trong 15 ngày kể từ ngày thông qua là bắt buộc. Điều này cũng tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho những quy định buộc phải thực hiện trước khi hợp nhất vừa bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ nợ, người lao động trong  quá trình hợp nhất công ty thành công ty hợp nhất mới.


Thứ ba, Luật doanh nghiệp cũng quy định rõ đối với nghĩa vụ thông báo khi tiến hành các thủ tục hợp nhất công ty. Về bản chất việc hợp nhất công ty là một hành vi tập trung kinh tế được luật cạnh tranh điều chỉnh, do vậy Luật doanh nghiệp cũng đã thống nhất điều chỉnh đối với việc đại diện hợp pháp của công ty bị hợp nhất có nghĩa vụ thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh đối với trường hợp mà hợp nhất theo đó công ty hợp nhất có thị phần từ 30% đến 50% thị trường liên quan và  có trả lời bằng văn bản  trước khi tiến hành hợp nhất trừ trường hợp pháp luật cạnh tranh có quy định khác


Thứ tư, ngưỡng cấm với  các trường hợp hợp nhất cũng được pháp luật Doanh nghiệp quy định mà  theo đó công ty hợp nhất có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp pháp luật về cạnh tranh có quy định khác. Theo đó Luật doanh nghiệp hiện tại không đi sâu phân tích về các trường hợp miễn trừ thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật cạnh tranh, mà đi sâu vào quy định về vấn đề thủ tục thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp theo, quy trình thủ tục thực hiện.


Thứ năm, Luật doanh nghiệp chỉ cho phép tiến hành một thương vụ hợp nhất doanh nghiệp giữa các công ty “ cùng loại” với nhau. Chính trong thời gian vừa qua đây là một rào cản lớn đối với việc hợp nhất các công ty sau các thương vụ M&A. Việc hợp nhất công ty cùng loại là một hạn chế và đã được sửa đổi tại Luật doanh nghiệp 2014 và có hiệu lực từ 1/7/2015. Đây cũng là một bước tiến quan trọng trong quá trình chúng ta mở rộng đường cho các thủ tục doanh nghiệp thông thoáng, nâng cao môi trường cạnh tranh trong kinh doanh và nâng chỉ số tín nhiệm về thủ tục đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến