/ / / /

Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A ( Bài 43)


Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A ( Bài 43)

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - M&A ở Việt Nam

M&A là một hoạt đông kinh tế đặc thù còn khá mới mẻ ở nước ta hiện nay, nó là một hình thức TTKT nên trước hết nó chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2010. Việc mua bán Doanh nghiệp có thể được tiến hành dưới hình thức nhà đầu tư mua lại cổ phần của Doanh nghiệp bán để nắm quyền chi phối hoạt động của Doanh nghiệp đó, đây cũng là một dạng đầu tư nên nó chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư 2014. Doanh nghiệp cũng được coi là một loại hàng hoá, nó là kết quả của quá trình đầu tư và phát triển của chủ Doanh nghiệp nên hoạt động mua bán chuyển nhượng phải tuân theo qui định của Luật thương mại 2005. Các hoạt động (sáp nhập, hợp nhất) tổ chức lại doanh nghiệp hay mua lại, doanh nghiệp thực tế là Quyền của mọi doanh nghiệp trong khuôn khổ của pháp luật và quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã quy định và được Luật doanh nghiệp điều chỉnh. Trên thực tế, các Doanh nghiệp có thể thực hiện tập trung kinh tế bằng con đường thôn tính hay chi phối Doanh nghiệp khác thông qua hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường vốn. Vì vậy, Luật chứng khoán quan tâm đến vấn đề tham gia góp vốn vào Doanh nghiệp và tỷ lệ mà mỗi nhà đầu tư mua trong mỗi đợt phát hành cổ phiếu vì vậy ngoài các Luật trên hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán hiện hành.

Tập trung kinh tế thực chất là quá trình tái cơ cấu lại Doanh nghiệp, sau khi tiến hành mua bán thì Doanh nghiệp có thể phải đăng kí kinh doanh laị hoặc bổ sung đăng kí kinh doanh cho phù hợp với pháp luật kinh doanh. Nên Luật Doanh nghiệp 2014 cũng điều chỉnh hoạt động M&A.

Tuy nhiên, vấn đề cơ chế thể hiện quyền tự do kinh doanh phải coi đây là quan hệ pháp luật dân sự, kinh doanh thương mại. Hạn chế bớt sự can thiệp hành chính hóa quan hệ pháp luật này. Đây là một quá trình quyết định nội bộ của mỗi doanh nghiệp, chủ đầu tư của hoạt động sinh lời, các quyết định do các chủ sở hữu thực sự là Doanh nghiệp đưa ra.

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật hiện hành khi phân biệt chi tiết giữa hoạt động “mua lại doanh nghiệp” chỉ qui định đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước với hoạt động “sáp nhập doanh nghiệp”. Về bản chất thì cả hai hoạt động này đều là sự chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động cho một chủ sở hữu mới. Điều này là không cần thiết khi phân biệt giữa hoạt động mua lại với hoạt động sáp nhập doanh nghiệp trong Luật cạnh tranh. Cơ sở để phân chia hai hoạt động này theo định nghĩa trong Luật cạnh tranh là dựa vào tính chất của hoạt động: hoạt động sáp nhập được dựa trên cơ sở tự nguyện của công ty bị sáp nhập, còn đối với hoạt động mua lại công ty bị mua lại ở trong tình thế bị ép buộc. Tuy nhiên trên thực tế bản chất thực của các vụ giao dịch “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp” không được thể hiện ra bên ngoài một cách rõ rang, đôi khi thật sự khó phân biệt. Do yêu cầu của bên mua hoặc bị mua hoặc để có thể tiếp tục sử dụng những lợi thế vốn có của công ty bị mua thì cho dù hoạt động đó mang tính chất thù địch nhưng đều được công bố ra bên ngoài là một hoạt động sáp nhập mang tính chất tự nguyện. Việc làm này thường cũng được che giấu đối với công chúng và cả đối với cơ quan quản lý Nhà nước. Chính vì vậy việc phân biệt hoạt động “mua lại doanh nghiệp” và “sáp nhập doanh nghiệp” như hiện nay trong qui định pháp luật cũng không phù hợp.

Còn tiếp về cơ chế điều chỉnh M&A ở bài 44. Đọc thêm ở:

 

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến