Nghiên cứu M&A: pháp luật cạnh tranh trong M&A ( Bài 15, phần 2)
Nghiên cứu M&A: pháp luật cạnh tranh trong M&A ( Bài 15, phần 2) tiếp..
Mặc dù pháp luật có quy định như vậy nhưng việc xác định Doanh nghiệp nào nẳm trong cùng một thị trường liên quan hay ngưỡng thị phần kết hợp là rất khó khăn, vì đa phần các Doanh nghiệp thường có thị trường hoạt động tương đối rộng, kinh doanh nhiều loại hang hóa, dịch vụ nên việc kinh doanh gặp khó khăn.
Theo khoản 1, điều 20 Luật Canh tranh có quy định. “Các DN TTKT có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các DN đó phải thông báo cho các cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành TTKT”. Tập trung kinh tế giữa các Doanh nghiệp mà thị phần kết hợp là không lớn thì ít gây ra sự biến động cho nền kinh tế nhưng để kiểm soát hoạt động này nhà nước vẫn có quy định nhà đầu tư vẫn phải thực hiện các biện pháp để thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh tránh trường hợp Doanh nghiệp cứ làm mà nhà nước không biết sẽ khó khăn cho việc quản lý nến kinh tế. Khi thông báo với cục quản lý cạnh tranh thì rất có thể phải tiến hành các thủ tục pháp lý để hợp pháp hóa hoạt động của mình và nhờ đó nhà nước cũng sẽ có thêm các khoản thu ngân sách.
Nếu không thực hiện các biện pháp thông báo Doanh nghiệp sẽ phải chịu các hình thức chế tài của pháp luật cụ thể là:
Tại điều 21 Luật cạnh tranh có quy định hồ sơ thông báo việc TTKT như sau:
“Hồ sơ thông báo TTKT bao gồm:
- Văn bản thông báo việc TTKT theo mẫu do cơ quan quản lý cạnh tranh quy định
- Bản sao hợp lệ giấy ĐKKD của từng DN tham gia TTKT .
- Báo cáo tài chính trong 2 năm liên tiếp gần nhất của từng DN tham gia TTKT có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định pháp luật .
- Danh sách các đơn vị phụ thuộc của từng DN tham gia TTKT .
Danh sách các loại hàng hóa dịch vụ mà từng DN tham gia TTKT và các đơn vi phụ thuộc của DN đó đang kinh doanh .
Báo cáo thị phần trong 2 năm liên tiếp gần nhất của từng DN tham gia TTT trên thị trường liên quan” .
Điều 21 quy đinh về việc thụ lý hồ sơ thông báo TTKT : “Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo TTKT, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho DN nộp hồ sơ về tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ, trường hợp chưa đầy đủ cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm chỉ rõ những nội dung cần bổ sung”. Đây là trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước, việc quy định thời hạn như vậy để đảm bảo tính minh bạch trong kinh doanh tránh trường hợp cơ quan hữu quan kéo dài thời gian một cách không hợp lý gây khó khăn cho DN. Nó cũng là một cơ chế giám sát hành động thực thi pháp luật của cơ quan nhà nước .
Thời hạn trả thông báo TTKT được quy định tại điều 23 như sau:
- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thông báo TTKT, cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho DN nộp hồ sơ. Văn bản trả lời của cơ quan quản lý cạnh tranh phải xác định TTKT thuộc một trong các trường hợp sau đây: TTKT không thuộc trường hợp bị cấm; TTKT theo quy định tại điều 18 của luật này ; lý do cấm phải đựoc nêu rõ trong văn bản trả lời .
- Trường hợp việc TTKT có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn trả lời quy định tại điểm trên có thể được Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh gia hạn, nhưng không quá 2 lần , mỗi lần không quá 30 ngày và phải thông báo bằng văn bản cho DN nộp hồ sơ chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày hết hạn trả lời thông báo, nêu rõ lý do việc ra hạn.
Trong kinh doanh yếu tố thời cơ là vô cùng quan trọng, nên mọi quy định của pháp luật đề ra đều nhằm mục đích tạo điều kiện tốt nhất cho DN khi tham gia thị trường. Tuy nhiên thủ tục pháp lý ở nhiều khâu còn quá rườm rà gây cản trở kinh doanh của các nhà đầu tư. Việc ấn định một thời hạn cụ thể cho các cơ quan nhà nước trong việc hoàn tất các thủ tục pháp lý là rất cần thiết nhằm tạo ra cơ chế minh bạch giảm thiểu tiêu cực. Khi DN có thông báo về việc TTKT thì cơ quan quản lý cạnh tranh phải tiếp nhận và trong một thời hạn luật định phải có văn bản trả lời, là đồng ý hay không đồng ý và nếu không đồng ý thì phải nêu rõ lý do tránh tình trạng mập mờ không rõ ràng gây ra tiêu cực. TTKT là một hoạt động rất phức tạp nên nếu để xảy ra tiêu cực thì nhà nước sẽ rất khó có thể kiểm soát được nền kinh tế.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook