/ / / /

Nghiên cứu M&A: Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A ( Bài 31, phần 2)


Nghiên cứu M&A: Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A ( Bài 31, phần 2)

Nghiên cứu M&A: Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A ( Bài 31, phần 2)

Nhưng dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 2005 thì không dùng thuật ngữ “ kiểm soát chi phối”, mà sử dụng quyền quyết định đến việc “ sửa đổi, bổ sung điều lệ”, “ mức vốn sở hữu “ trong việc mua cổ phần, và giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp để xác định có phải là công ty mẹ con không ( hoạt động chi phối doanh nghiệp mục tiêu)

 Ta thấy Luật doanh nghiệp  không trực tiếp sử dụng thuật ngữ quyền chi phối hoặc kiểm soát doanh nghiệp khác mà sử dụng quan hệ mẹ - con giữa các công ty để thể hiện mối quan hệ sở hữu được xác lập từ việc mua lại hay góp vốn.

Theo Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:“ một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp: (1) sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; (2) có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; (3) có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó”

Như vậy,  từ các quy định của Luật doanh nghiệp và Luật cạnh tranh cho ta thấy việc nhận diện một thương vụ mua lại doanh nghiệp dưới tiêu chí đủ để “ kiểm soát” và “ chi phối” doanh nghiệp mục tiêu  là khác nhau.

Luật cạnh tranh chỉ quy định về việc “ đủ để kiểm soát và chi phối” mà không đưa ra cách thức cụ thể để có được “ sự kiểm soát và chi phối” đó. Luật cạnh tranh lại quy định việc chi phối đó dựa trên giá trị quyền biểu quyết trong hệ thống bộ máy quản lý cụ thể là quyền chi phối về các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ xác lập quyền kiểm soát chi phối.

Luật doanh nghiệp sử dụng quyền quyết định đến việc “ sửa đổi, bổ sung điều lệ”, “ mức vốn sở hữu “ trong việc mua cổ phần, và giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp để xác định có phải là công ty mẹ con không.

Sự khác biệt đáng kể nhất là trong khi Luật Doanh nghiệp dựa trên mức vốn sở hữu hoặc giá trị quyền quyết định đến bộ máy quản lý, điều hành doanh nghiệp, thì Luật Cạnh tranh đã quy đổi mức sở hữu thành giá trị của quyền biểu quyết trong bộ máy quản lý để xác định.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp còn sử đụng quyền quyết định đến việc sửa đổi, bổ sung điều lệ làm một trong những trường hợp xác lập quan hệ mẹ - con, còn Luật Cạnh tranh lại sử dụng quyền chi phối các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ.

Hơn thế nữa cách tiếp cận khác nhau, các quy định của Luật cạnh tranh tiếp cận ở khía cạnh mua lại doanh nghiệp còn Luật doanh nghiệp thì quy định mua lại cổ phần. Một luật quy định về vấn đề tài sản ( Luật cạnh tranh), còn Luật kia thì quy định về việc mua cổ phần là tư cách pháp lý trong quản trị và quyết định đến bộ máy doanh nghiệp và định hướng phát triển.  Mặc dù ở góc độ hẹp có sự tương đồng về bản chất pháp lý nhưng mua lại cổ phần theo Luật doanh nghiệp và mua lại doanh nghiệp theo Luật cạnh tranh là hai khái niệm khác nhau.

Mục đích của việc mua cổ phần theo quy định của Luật doanh nghiệp với mục đích nắm giữ một tỉ lệ cổ phần nhất định của một doanh nghiệp mục tiêu, Luật doanh nghiệp cũng không quy định về việc mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác. Đối với việc mua cổ phần mà đạt tỷ lệ để có thể kiểm soát chi phối theo quy định của Luật doanh nghiệp thì sẽ trở thành thương vụ mua lại doanh nghiệp theo quy định của Luật cạnh tranh.

Trong đầu tư thông qua M&A thì Luật doanh nghiệp không quy định về hình thức mua lại doanh nghiệp, tuy nhiên luật  Luật cạnh tranh lại quy định rõ về hình thức mua lại doanh nghiệp. Nếu chúng ta lô gic mà suy luận thì sẽ thấy rằng: Nhiệm vụ của Luật doanh nghiệp là xây dựng căn cứ pháp lý về tổ chức lại doanh nghiệp, thì mua lại doanh nghiệp không phải là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp? Luật doanh nghiệp không quy định về mua lại Doanh nghiệp nhưng tại Khoản 3, Điều 13, lại quy định về mua lại cổ phần và quản lý doanh nghiệp là: “Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty  cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh” và quản lý doanh nghiệp và tại Điều 13 về quyền góp vốn, mua cổ phần của Nghị định 102/NĐ-CP ngày 01/10/2010 chi tiết hướng dẫn Luật doanh nghiệp cũng quy định về quyền mua cô phần, góp vốn.

Sở dĩ Luật doanh nghiệp không điều chỉnh hoạt động mua lại doanh nghiệp vì đây không phải là quá trình thống nhất về tổ chức giữa hai doanh nghiệp bên mua và bên bị mua. ( Mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp). Việc mua lại doanh nghiệp có thể sau đó dẫn đến kết quả sáp nhập, hoặc  hợp nhất về mặt tổ chức thì hành vi mua lại chỉ là tiền đề để thực hiện việc tổ chức lại doanh nghiệp theo hình thức sáp nhập, hoặc hợp nhất mà thôi. Thông thường các thương vụ có thể sau mua lại được tổ chức lại theo hình thức sáp nhập, hoặc hợp nhất, hoặc giữ nguyên loại hình kinh doanh. Nếu thực hiện việc sáp nhập thì được xem lại thương vụ mua lại & sáp nhập; Nếu thực hiện hợp nhất thì thương vụ đó được gọi là mua lại & hợp nhất.

Với quan điểm của tác giả nghiên cứu thì: việc quy định pháp luật Doanh nghiệp về tổ chức doanh nghiệp, hay Pháp luật cạnh tranh về quản lý tập trung kinh tế thì nên thống nhất một tinh thần, những cơ sở pháp lý đã quy định ở Luật cạnh tranh thì Luật doanh nghiệp không cần quy định và ngược lại. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc hiểu thống nhất và áp dụng pháp luật không gặp khó khăn trong cách hiểu, từ đó góp phần tốt nhất cho các bên tham gia hoạt động M&A tuân thủ pháp luật hiệu quả và đúng nghĩa vụ theo pháp luật quy định.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến