Nghiên cứu M&A: Nội dung của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) ( Bài 12)
Nội dung của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thế giới. Việc Luật hóa cần thiết và nó tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ kể cả về Hiến pháp, Luật kinh tế, doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh..
Nội dung M&A từ quy định của Hiến pháp.
Những quy định pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập đối với doanh nghiệp cần xuất pháp từ các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Do đó, công dân có quyền tự do kinh doanh theo qui định của pháp luật. Như vậy, tự do kinh doanh là một quyền hiến định được pháp luât bảo hộ. Các cơ sở kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, đều bình đẳng trước pháp luật, vốn và tài sản hợp pháp được Nhà nước bảo hộ. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được liên doanh, liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo qui định của pháp luật hiện hành.
Nhà nước tạo mọi điều kiện tốt nhất để phát huy năng lực sản xuất. Các thành phần kinh tế đều là một bộ phận của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tổ chức cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất kinh doanh những nghành nghề mà pháp luật không cấm cùng phát triển lâu dài, hợp tác bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.
Do đó, nội dung về việc mua bán doanh nghiệp có nguồn luật điều chỉnh quan trọng nhất là trong Hiến pháp. Do đó, việc mua bán Doanh nghiệp cũng là một ngành nghề kinh doanh với loại hàng hoá đặc biệt là “doanh nghiệp” nhà nước thừa nhận quyền tự do trao đổi mua bán doanh nghiệp giữa các nhà đầu tư với nhau, bản thân Doanh nghiệp không phải là hàng hoá bị cấm hay hạn chế kinh doanh chỉ trừ một số trường hợp đăc biệt nên khi có đủ khả năng mọi cá nhân tổ chức đều có thể kinh doanh loại hàng hoá này.
Hiến pháp năm 2013 là văn bản có giá trị pháp lí cao nhất của nước ta, nên tất cả các qui định của nó chỉ mang tính định hướng điều này thể hiện bản chất của nhà nước. Các qui định về chế độ kinh tế nó mang tầm vĩ mô và không nói rõ về một nghành nghề kinh doanh cụ thể nào. Nếu chi căn cứ vào hiến pháp thì ta chưa thể hiểu được bản chất của mua bán doanh nghiệp là gì, qua các qui định đó chủ thể trong nền kinh tế biết được rằng họ có quyền thực hiện nghiệp vụ M&A, nhưng nếu chỉ dựa vào các qui địmh chung đó thì nhà đầu tư không biết họ có những quyền và nghĩa vụ gì. Đây không phải là sự yếu kém trong giai đoạn lập pháp, đó là chủ trương của nhà nước nhằm tạo ra sự chuyêm môn hoá trong việc xây dựng qui chế pháp lý cho từng lĩnh vực chuyên nghành.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook