Nghiên cứu M&A: M&A tại Trung Quốc và những thành tựu( Bài 19)
Khung pháp lý của hoạt động M&A tại Trung Quốc có những thành tựu sau đây mà Việt Nam cần phải đúc rút kinh nghiệm trong hoàn thiện pháp luật M&A.
Thứ nhất, vấn đề an ninh kinh tế quốc gia. Các quy định về M&A nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ an ninh kinh tế quốc trong bối cảnh khi các công ty nước ngoài thực hiện các thương vụ M&A với công ty mục tiêu là các công ty nội địa Trung Quốc. Trong văn bản luật “Quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp Trung Quốc” năm 2006 có đề cập đến vấn đề này. Trung quốc bảo vệ các giao dịch mua lại các công ty Trung Quốc có liên quan đến các ngành công nghiệp chủ chốt mà có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc dẫn đến việc chuyển giao quyền kiểm soát thực sự của các công ty mang thương hiệu “Trung Quốc nổi tiếng” hoặc các thương hiệu “Trung Quốc có từ lâu đời” sẽ phải trình lên Bộ thương mại để xin giấy phép. Pháp luật Trung Quốc phủ nhận tính hợp pháp của giao dịch nào nếu giao dịch đó không trình lên Bộ thương mại, Bộ thương mại sẽ có quyền vô hiệu hóa giao dịch M&A đó.
Thứ hai, vấn đề chống độc quyền thị trường Trung Quốc. Các điều luật quy định về cấm lũng đoạn thị trường được ban hành từ năm 2006 qua văn bản pháp luật “Quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp Trung Quốc” và được ban hành hoàn chỉnh vào năm 2007 qua bộ Luật chống độc quyền.
Các thương vụ M&A có liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải tiến hành báo cáo cho cho Bộ tài chính, Bộ thương mại nếu giao dịch đó bao gồm:
Quy định doanh số: Một bên trong giao dịch M&A có doanh số bán hàng hơn 1,5 tỷ Nhân dân tệ tính trong năm gần nhất;
Quy định số lượng thương vụ mua: Nhà đầu tư nước ngoài tiến hành mua lại hơn 10 doanh nghiệp trong nước Trung quốc trong “ ngành những ngành công nghiệp liên quan” trong vòng một năm.
Quy định thị trường: Hoặc một bên của giao dịch M&A nắm giữa từ 20 đến 25% thị trường sau khi thực hiện giao dịch.
Khi các thương vụ M&A sẽ phải chịu sự thẩm tra tránh nguy cơ độc quyền nếu xảy ra một trong số những trường hợp:
Theo giá trị thương vụ: Một bên công ty nước ngoài sở hữu tài sản tại Trung Quốc với giá trị hơn 3 tỷ Nhân dân tệ.
Theo doanh số bán hàng: Một bên công ty nước ngoài có doanh số bán hàng là 1,5 tỷ Nhân dân tệ hoặc cao hơn tính trong năm gần nhất.
Theo thị phần: Một bên công ty nước ngoài (hoặc thành viên của nó) kiểm soát từ 20%-25% thị trường sau khi giao dịch đó kết thúc.
Theo sở hữu cổ phần theo quốc tịch: Một bên công ty nước ngoài sẽ sở hữu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cổ phần trong 15 công ty đầu tư nước ngoài thuộc “ ngành có liên quan” sau khi giao dịch chấm dứt.
Thứ ba, Pháp luật Trung quốc bảo vệ chặt chẽ các thương vụ mua lại các Doanh nghiệp có vốn nhà nước (SOE ). Theo đó một vài điểm lưu ý đối với các thương vụ M&A có liên quan dến SOE mà ta có thể tham khảo như:
Các thương vụ M&A của các Doanh nghiệp nhà nước đều được giám sát tuyệt đối, chặt chẽ không làm lệch hướng phát triển kinh tế Quốc gia.
Các thương vụ M&A về doanh nghiệp nhà nước luôn giữ: an ninh quốc gia, quốc phòng, ngành công nghệ cao, ngành khai thác khoáng sản quý hiếm, và nhiều ngành quan trọng khác sẽ không được bán cho bất cứ một nhà đầu tư nước ngoài nào hay một tổ chức tư nhân Trung Quốc.
Các thương vụ M&A về doanh nghiệp nhà nước có công nghiệp mũi nhọn như : năng lượng, vận tải, truyển thông sẽ chỉ được bán một phần cho công ty nước ngoài nhưng phần lớn cổ phần của các SOE này vẫn phải được chính phủ Trung Quốc năm giữ. Mỗi thương vụ mua lại và sáp nhập liên quan tới doanh nghiệp nhà nước là một trụ cột trong một ngành công nghiệp sẽ chịu sự thẩm định kỹ lưỡng của các cơ quan nhà nước Trung Quốc có thẩm quyền.
Thứ tư, hoạt động M&A đối với các công ty “có mục đích đặc biệt”. Các công ty được gọi là “ vỏ nêm yết” thực chất được Trung Quốc khuyến khích bằng cách mua lại tài sản của công ty nước ngoài nhằm mục đích niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài để thu hút nguồn vốn. Công ty vỏ niêm yết có giá trị rất lớn giúp Trung quốc nhanh chóng có mặt trên thị trường Quốc tế. Một thời gian Trung quốc còn có chính sách “ lờ đi” các niêm yết này va không quản lý, kiểm soát. Tuy nhiên, cho đến năm 2006, một số văn bản pháp luật đã đề cấp đến trường hợp này. Công ty “vỏ niêm yết” được coi là công ty có mục đích đặc biệt, điều này có nghĩa là một công ty nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp bị kiểm soát bởi một công ty Trung Quốc và công ty nước ngoài này được coi là phương tiện để công ty Trung Quốc được niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài. Từ năm 2006, các hoạt động mua lại tương tự như trên phải được sự thông qua của Bộ thương mại hoặc Ủy ban chứng khoán khi chính phủ thấy cần thiết.
Thứ năm, Cơ quan Chính phủ đóng vai trò giám sát mạnh mẽ trong những thương vụ mua bán sáp được chấp thuận. Và coi hoạt động mua bán sáp nhập sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nhanh của kinh tế.
Thứ sáu, Cần xem M&A như là một kênh hiệu quả để Doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) nhất ở Châu Á những năm gần đây. Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia M&A với các doanh nghiệp nội địa theo nhiều cách thức khác nhau. Trước khi tiến hành M&A các nhà đầu tư nên phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới.
Thứ bảy, vấn đề giá cả mua lại doanh nghiệp Các văn bản pháp luật cần thiết phải quy định về việc quyết định giá mua lại doanh nghiệp phải dựa trên giá trị tài sản hoặc giá trị cổ phần do một công ty đánh giá tài sản của Nhà nước đưa ra. Phương pháp đánh giá tài sản hoặc cổ phần phải là phương pháp được quốc tế công nhận. Nếu như giá mua lại doanh nghiệp thấp hơn giá trị đó thì cuộc chuyển nhượng này không được phép thực hiện.
Thứ tám, Về thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Pháp luật nên quy định căn cứ vào từng hình thức M&A để áp dụng mức thuế suất khác nhau đối với từng giao dịch.
Thứ chín, học tập Trung quốc trong vấn đề ngưỡng kiểm soát thương vụ M&A và kiểm soát sự “ xâm lược” của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook