Nghiên cứu M&A: Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 50)
Nghiên cứu M&A: Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 50 tiếp theo bài 49)
Thông thường ở góc độ này, hợp đồng mua bán cổ phần/ vốn góp không làm thay đổi chủ sở hữu tài sản. Nó chỉ làm thay đổi cơ cấu góp vốn trong một công ty, các vấn đề lao động, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ. Về cơ bản việc mua cổ phần/ vốn góp này thuận tiện cho bên mua và dễ thực hiện theo các quy định hiện hành hơn vì nó không làm thay đổi nhiều về cấu trúc doanh nghiệp. Nhưng lại tiềm tàng nhiều rủi do cho bên mua nên cần quy định chặt chẽ về chế định hợp đồng M&A.
Ngược lại thì mua bán tài sản hợp đồng sẽ tương đối đơn giản vì đối tượng khá rõ ràng. Tài sản vật chất dễ định giá đánh giá kể cả ở góc độ mắt thường. Do vậy mà các giao dịch sẽ tương đối ít xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên việc mua bán tài sản không làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của bên bán với các bên thứ ba, chủ nợ, người lao động.
Chính vì những lý do trên, sự phức tạp trong đối tượng mua lại doanh nghiệp mà pháp luật cần quy định chi tiết, rõ ràng phân loại từng trường hợp hợp đồng và quy trình bắt buộc để được bảo đảm hơn cho giao dịch an toàn. Sự cần thiết có quy định về các loại hợp đồng như:
Hợp đồng mua lại tài sản; Hợp đồng mua một phần doanh nghiệp; Hợp đồng mua toàn bộ doanh nghiệp; Hợp đồng mua cổ phần/ vốn góp; Hợp đồng mua bán doanh nghiệp; Hợp đồng sáp nhập; Hợp đồng hợp nhất..
Thứ mười, xem Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập và mua lại là hợp đồng kinh tế và ban hành theo mẫu trong thong tư hướng dẫn luật : Theo chúng tôi, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đều là những hoạt động đầu tư, những hoạt động thương mại vì chúng đáp ứng được các yêu cầu về chủ thể (chủ thể của hành vi là thương nhân), về mục đích (nhằm mục đích sinh lợi – có thể nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp thông qua việc mua rồi bán lại doanh nghiệp hoặc đây là hành vi thương mại phụ thuộc) đó là quyền của Doanh nghiệp trong kinh doanh.
Như vậy, tranh chấp liên quan đến các hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp bên cạnh việc đưa ra giải quyết tại Tòa Kinh tế đều có thể được đưa ra giải quyết tại Trọng tài thương mại theo lựa chọn của các bên tham gia.
Để hoàn thiện quy trình thủ tục, cách thức giao dịch, các hình thức bắt buộc trong Luật doanh nghiệp, Luật cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đảm bảo quá trình diễn ra việc thực hiện quyền của Doanh nghiệp được đảm bảo nhưng cũng đảm bảo quyền kiểm soát các hoạt động M&A của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook