/ / / /

Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Việt Nam ( Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp) ( Bài 5, phần 1)


Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Việt Nam ( Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp) ( Bài 5, phần 1)

Tình hình nghiên cứu M&A ở Việt Nam ( Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp)

Ở Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, trọng tâm của vấn đề pháp lý M&A vẫn là các quy định về cạnh tranh, tập trung kinh tế, và các quy định về tổ chức lại doanh nghiệp theo các hình thức sáp nhập (hợp nhất) mua lại được quy định rải rác trong các luật khác nhau.

Thực tiễn áp dụng pháp luật về M&A cho thấy các quy định hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ trong hoạt động M&A. Trong quá trình thực hiện giao dịch ở các thương vụ rất nhiều căn cứ pháp lý bất cập khiến các thương vụ bị đổ bể hoặc không thực hiện thành công, hay gặp nhiều khó khăn trong quy trình, thủ tục, các bước tiến hành. Rào cản về tỷ lệ tham gia sở hữu vào các công ty, lộ trình cam kết WTO, ngành nghề kinh doanh có điều kiện cũng như những  quy định về cạnh tranh, định giá còn khiêm tốn và thiếu thốn.

Trong những năm từ 2000 tới nay, ở Việt Nam hình thức hoạt động đầu tư thông qua M&A đang rất phổ biến và ngày càng đóng góp to lớn cho nền kinh tế từ hoạt động này. Tuy nhiên cho tới nay, các tài liệu, công trình nghiên cứu, công bố chưa thấy xuất hiện một công trình nào độc lập nghiên cứu tổng quát về Pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam.

Trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế như hiện nay, làn sóng mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, trong làn sóng đó có sự trỗi dậy của các nước có nền kinh tế phát triển. Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được hình thành khá sớm và phát triển mạnh mẽ. Bản chất của hoạt động này được coi như là một giải pháp và xu thế tập trung thống nhất tất cả các nguồn lực như: tài chính, nhân sự, công nghệ, thương hiệu, chi phí, chiến lược ... nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh, đầu tư.

Trích lời ông John Ditty – Chủ tịch KPMG Việt Nam đánh giá trong Diễn đàn M&A 2013 M&A là thị trường tích cực trong những năm gần đây, đã tăng từ 1 tỷ USD lên 5 tỷ USD trong 5 năm qua: “Nửa đầu năm nay thị trường M&A hơi chựng lại, 6 tháng cuối năm sẽ tăng mạnh để đạt mức tương đương năm ngoái với hơn 300 thương vụ. Đây là minh chứng cho thấy sự sôi động của thị trường M&A Việt Nam”, ông John Ditty nói.

TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, M&A không chỉ là hoạt động mua bán, đầu tư, mà nó còn liên quan đến việc tái cấu trúc doanh nghiệp, liên quan đến việc cải cách văn bản pháp lý...“Việt Nam đang cải cách cơ chế thị trường theo hướng minh bạch hơn, thị trường hơn”, TS. Võ Trí Thành nói và cho rằng một trong những vấn đề nhiều người ít để ý khi nói đến M&A là việc hội nhập của Việt Nam với thế giới. Ông David Blackhall, Giám đốc Khối bất động sản của Vinacapital cho biết, " nhà đầu tư của Pháp và Nhật Bản đã tham gia nhiều thương vụ M&A nhất tại thị trường Việt Nam. Trong quý I/2013, thị trường M&A ghi nhận 14 thương vụ với tổng giá trị 675,5 triệu USD, trong đó có những thương vụ quy mô lớn thuộc lĩnh vực bất động sản."

Ông Sam Yoshida – Giám đốc Đầu tư Recof Corporation thì cho biết: "Việt Nam đứng thứ 5 về các thương vụ với doanh nghiệp Nhật Bản. Hoạt động M&A tại Việt Nam cạnh tranh mạnh mẽ với Thái lan và Indonesia, chứng tỏ mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản với doanh nghiệp Việt Nam rất cao. Hoạt động M&A của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam bắt đầu tăng từ 2004 tới nay và đã có ít nhất 80 thương vụ M&A được thực hiện thành công"

Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp được chú trọng vào như là một giải pháp tổ chứ lại doanh nghiệp, kinh doanh, và đầu tư. Nó thể hiện quyền tự do kinh doanh, tự do quản trị, định đoạt và thay đổi chiến lược của chủ sở hữu doanh nghiệp. Nó cũng là một hình thức đầu tư thông minh, hiệu quả và rút ngắn được thời gian thực hiện các khâu không cần thiết mà tiến thẳng tới mục tiêu là tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh mới, hay vào một công ty nhanh nhất có thể. Ở các nước phát triển sớm hoạt động này, pháp luật đã khá hoàn thiện, hoạt động M&A được cụ thể hóa trong nhiều luật, có luật riêng, luật chung, và đặc điểm nổi bật là pháp luật của các nước khá hoàn thiện do một môi trường phát triển M&A ổn định và có thời gian lâu dài.

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến