/ / / /

Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Việt Nam ( Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp) ( Bài 5, phần 3)


Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Việt Nam ( Mua bán & sáp nhập doanh nghiệp) ( Bài 5, phần 3)

Hay PGS.TS Nguyễn Như Phát (2007) “ Khía cạnh pháp lý và cấu trúc thương vụ M&A” tạp chí khoa học pháp lý số 4(41).  Bài của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn (07/2006) “Kiểm soát tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh và vấn đề của Việt Nam” tạp chí Nghiên cứu Lập pháp; Bài của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa (6/2009) “Đau đầu vì M&A” Báo tuổi trẻ; Bài của tác giả Nguyễn Bích Đạt (6/2009) “M&A tại Việt Nam: Cửa pháp lí hẹp mà chưa chặt” đăng trên Báo doanh nhân đề cập tới vấn đề cơ hội. Bài viết của  TS.Trịnh Quốc Trung (8/2009) “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lí trong hoạt động sáp nhập,mua lại,hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam” Tạp chí ngân hàng số 14 năm 2009; Bài viết của Ths.Nguyễn Mai Phương (10/2009) “Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam: "Nhìn từ góc độ bên mua và bên bán”  đăng trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử. Công trình nghiên cứu do ông Phạm Trí Hùng chủ nhiệm như: Pháp luật điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam;  Đề tài NCKH cấp Bộ, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, nghiệm thu năm 2012. "Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam" đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 5 (60)/2010. Bài viết "Luật doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005 và thị trường mua bán doanh nghiệp", Tạp chí Nghề Luật, Số 1/2007.  Luận văn thạc sĩ Luật của Nguyễn Thị Mai Hương và người hướng dẫn là PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa . - H. : Khoa Luật,  2010 về  đề tài " Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam" cũng chỉ  đề cập tới khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực M&A tổ chức tài chính.

Ngoài ra còn có các bài viết trên internet như:  " FDI và M&A ở Việt Nam"  tại địa chỉ http://tinnhanhchungkhoan.vn/charts/noidung.php?nid=4137."Pháp lý về  M&A: một số điểm chưa rõ ràng " tại địa chỉ: http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/phapluat/83308/ , hay "Những gợi ý cho khung pháp lý M&A ở Việt Nam " http://www.baomoi.com/Nhung-goi-y-cho-khung-phap-ly-MA-o-Viet-Nam/126/8728058.epi  .

Các bài viết đều có phân tích sâu sắc về các góc độ khác nhau, tính đa chiều của góc nhìn khiến các bài viết đóng góp được nhiều thông tin và góc nhìn cho hoạt động nghiên cứu M&A. Các góc nhìn từ khía cạnh bên mua bên bán, hay từ góc độ hợp đồng mua bán, các hoạt động kiểm soát Chủ yếu các bài viết đi vào những vấn đề chuyên biệt, tác giả chưa thấy đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở góc độ pháp lý , chủ yếu các công trình, luận văn thạc sĩ đều mới chỉ đề cập tới một góc độ của hoạt động này dưới khía cạnh pháp lý nhỏ. Chưa có một công trình khoa học nào đi nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động M&A dưới góc độ pháp lý toàn diện, đồng thời các công trình này chưa tập trung vào vấn đề lý luận của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp.

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến