/ / / /

Nghiên cứu M&A: M&A trong Luật chứng khoán ( Bài 16)


Nghiên cứu M&A: M&A trong Luật chứng khoán ( Bài 16)

Nội dung M&A trong Luật chứng khoán hiện hành và sự thúc đẩy thị trường M&A phát triển thông qua kênh đầu tư gián tiếp. 

Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO thị trường chứng khoán hoạt động ngày càng sôi động hơn, việc niêm yết chào bán chứng khoán dần đi vào ổn định sau một thời gian phát triển quá nóng. Chào bán chứng khoán có thể côi như một phương thức chào bán Doanh nghiệp của các chủ sở hữu Doanh nghiệp, thị trường chứng khoán được coi như một sàn giao dịch tập trung mà tại đó nhà đầu tư mua bán trao đổi chứng khoán. Điều 4 Luật chứng khoán nêu nên nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán “Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức cá nhân”.

Kể từ khi thi thị trường chứng khoán hình thành ở Việt Nam từ năm 2000 cho đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định về kiểm soát thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả. Luật chứng khoán là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất điều chỉnh các hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán.Trong đó có vấn đề kiểm soát thị trường chứng khoán trong hoạt động của công ty đại chúng, công ty chứng khoán niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán. Hoạt động của Trung tâm chứng khoán trên thị trường chứng khoán là cần thiết, thúc đẩy thị trường phát triển nhưng bên cạnh đó cần có sự quản lý của nhà nước để tránh tình trạng một tổ chức cá nhân nào đó tập trung quá nhiều quyền lực để thôn tính gây ảnh hưởng đến Doanh nghiệp khác bằng con đường cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới lũng đoạn thị trường .

Điều 29, Điều 32, Điều 69 Luật Chứng khoán năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán năm 2010 điều chỉnh các hoạt động mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực chứng khoán và các công ty đại chúng. 

Bên cạnh hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động mua lại và sáp nhập ngân hàng còn phải tuân theo các thoả thuận, hiệp ước song phương và đa phương như cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các quy định trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các hiệp định đã ký kết trong ASEAN...

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến