/ / /

Nguyễn tắc giao kết hợp đồng


Nguyễn tắc giao kết hợp đồng

Giao kết hợp đồng là giai đoạn thiết lập mối liên hệ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ trao đổi. Quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 395 BLDS 1995 và Điều 389 BLDS 2005) nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.

            ĐIỀU 2.1.2 UNIDROIT     (Định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng)

Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết hợp đồng nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận.

 

Việc quy định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm bảo đảm sự an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp.

            - Nguyên tắc thứ nhất: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Theo nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào kể cả Nhà nước được can thiệp, làm thay đổi ý chí của các bên chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí của các bên chủ thể khi giao kế hợp đồng“không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Tức là sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp luật và những chuẩn mực đã được xã hội thừa nhận rộng rãi.

Luật La Mã ghi nhận rằng: “Với tư cách như một cơ sở phát sinh nghĩa vụ, hợp đồng chỉ có thể có nếu các bên ký hợp đồng có chủ ý xác lập các mối liên hệ trách nhiệm”.

Điều 4 BLDS 2005: nguyên tắc tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận

Quyền tự do cam kết, thỏa thuận, trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết thỏa thuận đó không trái đạo đức xã hội

Khoản 1 Điều 389 BLDS 2005

Tụ do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

Nguyên tắc này được thể hiện trong Khoản 1 điều 11 Luật Thương Mại 2005:

Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các qui định của pháp luật mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền, nghĩa vụ các bên trong hoạt động thương mại và bảo hộ các quyền đó

Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 qui định tại điều 1.1 :

Các bên được giao kết hợp đồng và thỏa thuận nội dung hợp đồng

Nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu điều 1.02 quy định:

Các bên được tự do giao kết hợp đồng xác định nội dung hợp đồng phụ thuộc vào yêu cầu về thiện chí, công bằng và các quy tắc bắt buộc được thiết lập bởi các nguyên tắc này

            - Nguyên tắc thứ hai: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng,

Nguyên tắc các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng bình đẳng với nhau cũng là một nguyên tắc cơ bản. Đặc trưng và cơ sở của các quan hệ trao đổi là được thực hiện theo nguyên tắc thỏa thuận ngang giá.

ĐIỀU 1.7 UNIDROIT (Thiện chí và trung thực)

1. Các bên trong hợp đồng phải tuân theo những yêu cầu về thiện chí và trung thực

trong thương mại quốc tế.

2. Các bên trong hợp đồng không được loại trừ hay hạn chế nghĩa vụ này.

1.1.           Trình tự giao kết hợp đồng.

Trình tự giao kết hợp đồng dân sự là một quá trình mà trong đó các bên chủ thể bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thỏa thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng.

Quá trình GDDS chính thức được bắt đầu khi các bên đã xác định rõ được nhu cầu giao dịch của mình. Trình tự giao kết hợp đồng thông qua 2 giai đoạn: đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

1.1.1.     Đề nghị giao kết hợp đồng:

Khi một người muốn thiết lập một hợp đồng thì ý muốn đó phải thể hiện ra bên ngoài thông qua một hành vi nhất định. Như vậy bên đối tác mới có thể biết được ý muốn của họ và mới có thể đi đến việc giao kết một hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu hiện ý chí, muốn bày tỏ cho bên kia ý muốn tham gia giao kết với họ một hợp đồng dân sự.

Một lời đề nghị được coi là đề nghị giao kết hợp đồng thì phải chứa đựng một số yếu tố cơ bản sau:

  • §Thể hiện rõ được nguyện vọng muốn đi đến giao kết hợp đồng của bên đề nghị.
  • §Phải có chứa toàn bộ mọi điều kiện cơ bản của hợp đồng.
  • §Phải xác định rõ bên được đề nghị.
  • §Yêu cầu về thời hạn trả lời là không bắt buộc: Theo Đ390, Đ397 BLDS 2005 còn dự liệu cả trường hợp đề nghị có thời hạn trả lời và đề nghị không có thời hạn trả lời.

Việc đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thỏa thuận hoặc có thể thông qua điện thoại…Ngoài ra, lời đề nghị còn được chuyển giao bằng công văn, giấy tờ…

Hiệu lực của đề nghị được bắt đầu và chấm dứt theo quy định tại Đ393, Đ394 BLDS 2005. trình tự thay đổi, rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ lời đề nghị được thực hiện theo quy định của Đ 392, Đ 395, Đ 393 BLDS 2005.

                         

1.1.2.     Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng:

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị chấp nhận lời đề nghị (bên B) và tiến hành việc giao kết hợp đồng với bên đã đề nghị(bên A).

Câu trả lời của bên B không phải trong mọi trường hợp đều được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng. Câu trả lời được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng khi bên B chấp nhận toàn bộ và vô điều kiện các nội dung đề nghị mà bên A đã nêu. Nếu câu trả lời của bên B không đáp ứng được một trong hai yêu cầu đó thì sẽ được coi là lời đề nghị mới và cần có câu trả lời của bên A. Quá trình này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi có được chấp nhận giao kết hợp đồng đúng yêu cầu thì hợp đồng sẽ được coi là giao kết.

Nếu như bên B không trả lời đề nghị thì sự im lặng đó được coi là lời từ chối giao kết hợp đồng.

                        ĐIỀU 2.1.6 UNIDROIT (Phương thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng)

            1. Chấp nhận giao kết hợp đồng có thể là một tuyên bố hoặc cách xử sự khác của bên

            được đề nghị cho thấy họ chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Bản thân sự im lặng hay bất tác vi không có giá trị như một chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

            2. Việc chấp nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi dấu hiệu của việc chấp nhận giao kết hợp đồng đến bên đề nghị.

            3. Tuy nhiên, nếu theo đề nghị giao kết hợp đồng, các thói quen đã được xác lập giữa các bên hoặc theo tập quán, bên được đề nghị có thể chỉ ra là mình đã chấp nhận giao kết hợp đồng bằng việc thực hiện một hành vi mà không cần thông báo cho bên đề nghị  biết, việc chấp nhận có hiệu lực khi hành vi đó được hoàn thành.

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến