/ / / / /

“Nới cửa” cho giảng viên luật làm thêm nghề luật sư?


“Nới cửa” cho giảng viên luật làm thêm nghề luật sư?

“Nới cửa” cho giảng viên luật làm thêm nghề luật sư?

Luật Luật sư một lần nữa được đưa ra thảo luận tại UB Thường vụ Quốc hội ngày 13/8. Khác với quan điểm soạn thảo của Chính phủ, nhiều thành viên UB Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan cho rằng nên cho phép giảng viên luật hành nghề luật sư.
Báo cáo tổng hợp ý kiến của các đại biểu về nội dung này tại kỳ họp thứ 3, tháng 6 vừa qua, Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, có 33 ý kiến đồng ý và 38 ý kiến không đồng ý cho viên chức đang giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư. Cơ quan thẩm tra cũng nghiêng về nhóm ý kiến không tán thành quy định này.
Theo UB Tư pháp, việc “nới” quy định này sẽ không phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng và định hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư Việt Nam; viên chức giảng dạy pháp luật kiêm nhiệm cả nghề luật sư thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy (vì cả hai hoạt động đều phải thực hiện trong giờ hành chính).
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện ủng hộ việc không
Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện ủng hộ việc không "nới" quy định.
Pháp lệnh Tổ chức luật sư năm 1987 và Pháp lệnh Luật sư năm 2001 cũng quy định, công chức, viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật vẫn được phép hành nghề luật sư. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng, đánh giá những ưu, nhược điểm của quy định này, khi thông qua Luật Luật sư (tháng 6/2006), Quốc hội khóa 11 đã quyết định không quy định vấn đề này. Như vậy, nếu sửa đổi lại quy định như đã nêu trên sẽ không phù hợp với mục tiêu nâng cao chất lượng và định hướng chuyên nghiệp hóa đội ngũ luật sư Việt Nam.
Tiếp thu, giải trình ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ cho rằng, trong hơn 1.500 viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật hiện nay, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài, thông thạo ngoại ngữ, am hiểu về pháp luật và tập quán quốc tế. Việc cho phép đội ngũ này làm luật sư sẽ bổ sung một số lượng đáng kể luật sư trong tình hình hiện nay.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vẫn đặt vấn đề, giảng viên được hành nghề luật sư sẽ giúp các giảng viên luật nâng cao được nghề nghiệp khi kết hợp được lý luận và thực hành, giúp tận dụng được nguồn lực luật sư trong khi nước ta còn thiếu luật sư.
Chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi phân tích thêm, để đảm bảo không ảnh hưởng đến thời gian giảng dạy, chỉ cần giảng viên được lãnh đạo khoa, trường chấp nhận, thỏa thuận với nhau về thời gian làm việc để giúp viên chức tham gia hành nghề luật sư.
“Xuống nước”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị cân nhắc, có thể cho giảng viên hành nghề luật sư, làm tư vấn nhưng không tham gia tố tụng, vì đây là đội ngũ được đào tạo cơ bản. Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều ý kiến phát biểu sau đó.
Kết lại buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, không phải ngẫu nhiên khi cả nước mới có khoảng 1.000 luật sư mà Quốc hội khóa 11 lại không quy định viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư. Nay đội ngũ luật sư đã có gần 8.000 người rồi thì cũng nên duy trì quy định này.
Dân trí

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến