Tại sao M&A trong khi tỷ lệ thất bại tương đối cao?
Tại sao M&A trong khi tỷ lệ thất bại tương đối cao?
Tại sao tỷ lệ thất bại M&A là tương đối cao mà M&A vẫn là xu hướng mạnh được ưa chuộng bởi các nhà đầu tư trong những năm gần đây? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ nhìn nhận ở các giác độ khác nhau: Thứ nhất: Thế nào là thất bại? Một giao dịch M&A rất phức tạp, việc đo lường nó thành công hay thất bại cũng chỉ mang tính chất tương đối thường dựa vào các chỉ số tài chính và tính trạng sức khỏe của công ty sáp nhập. Các khảo sát về vấn đề này cũng có những tiêu chí và cách thức không đồng nhất hoặc rất khó nắm bắt. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Hơn nữa, giao dịch M&A thường phải mất nhiều thời gian (hàng nhiều năm hoặc chục năm) để quá trình hợp nhất có tác dụng nên về ngắn hạn chưa hẳn đã phản ánh được vấn đề. Hơn thế nữa, thành công hay thất bại của một công ty phụ thuộc không chỉ riêng vào thương vụ M&A đó mà nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác ví dụ như các vụ M&A khác trong giai đoạn đó chẳng hạn, hoặc vì lý do ngoại tác. Tóm lại, kỳ vọng ban đầu đạt được trước khi M&A thì đó được coi là thương vụ thành công (theo chiến lược của người trong cuộc). Thứ 2: Đó có phải là phương án tốt nhất? Có thể đó là thương vụ M&A không thành công nhưng đó là phương án tốt nhất trong cách phương án mà công ty có thể lựa chọn, liệu nếu không M&A thì mọi việc có tốt đẹp hơn, điều đó cũng không thể biết được. Do vậy M&A có thể là tốt tại thời điểm ra quyết định. Thứ 3: Động cơ của bên bán và bên mua: mỗi bên có một động cơ riêng, và căn cứ theo động cơ đó mà các bên sẽ có cách tiếp cận đến M&A. các con số thành công hay thất bại không nhất thiết ăn khớp với kỳ vọng của các bên. Thứ 4: Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiệm định. Rõ ràng chúng ta thấy một điều là M&A trở thành một xu hướng và các nhà đầu tư đủ thông minh để lựa chọn phương án tốt nhất. Theo đó vô hình chung, M&A vẫn sẽ là quyết định của “vị ngọt ngào cay đắng”. Có lẽ điều quan trọng ở đây không hẳn nằm ở chỗ có M&A hay không mà là nếu không thì phương án nào là tốt hơn chăng, còn nếu có thì làm sao để quản trị M&A thành công hơn nữa và giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.(MAF)
Bình luận
Bình luận bằng Facebook