Ba góc nhìn M&A dưới cách tiếp cận hành vi tập trung kinh tế
Tập trung kinh tế là một khái niệm rất mới hiện nay. Trong kinh tế học và trong khoa học pháp lý, khái niệm tập trung kinh tế ở Việt Nam được bình luận ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng tựu chung lại chúng ta có các cách tiếp cận cơ bản sau đây:
Ở góc độ thứ nhất là, nó là quá trình gắn liền với việc hình thành và thay đổi của cấu trúc thị trường, khi có hành vi tập trung kinh tế thì có thể xảy ra một kết quả là: số lượng các doanh nghiệp độc lập cạnh tranh trên thị trường bị giảm đi thông qua các hành vi sáp nhập, liên kết với nhau. Việc tăng trưởng nội bộ nhanh ở mỗi doanh nghiệp làm cho năng lực sản xuất, và khả năng chiếm lĩnh thị trường của họ được nâng cao, khị đó thị phần của họ được mở rộng ra và có thể khiến cho thay đổi cả cấu trúc thị trường thông qua cạnh tranh. Như vậy hành vi tập trung kinh tế cũng được hiểu gần đồng nhất với việc tích lũy tư bản.
Ở góc độ thứ hai là, hành vi của các doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế là sự tăng thêm tư bản do hợp nhất nhiều tư bản lại, hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác sáp nhập cùng mình, hợp tác cùng mình làm giá trị tư bản tăng lên đáng kể do hành vi hợp lực tư bản của hai hay nhiều tư bản lại với nhau. Việc tập trung hợp lực tư bản này khiến nó tạo ra xu thế cạnh tranh mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Ở góc độ thứ ba là, Luật cạnh tranh năm 2004 ta thấy cũng không quy định về khái niệm tập trung kinh tế và đặc biệt là cũng không hề làm rõ bản chất của tập trung kinh tế là gì mà chủ yếu đi vào liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. Tại Điều 16 Luật cạnh tranh có quy định về các hành vi tập trung kinh tế bao gồm toàn bộ là hoạt động M&A là chính. Như vậy tập trung kinh tế và hoạt động M&A phải chăng là một vì có vẻ chúng gần như trùng khít nhau về bản chất, và khác nhau về cách tiếp cận.
Theo Luật Cạnh tranh thì hành vi tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hành vi tập trung khác theo quy định của pháp luật.
Vậy với các khái niệm và hoạt động mang tính chất liệt kê này đã khiến cho ta nhìn nhận khá rõ về tập trung kinh tế là gì và phân tích các hành vi tập trung kinh tế về bản chất gần như là hoạt động M&A.
Dưới góc độ tiếp cận từ hành vi tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh 2004 thì hoạt động M&A bao gồm gần hết danh sách hành vi được liệt kê là các hành vi tập trung kinh tế. Nếu nhìn dưới góc độ này chúng ta dễ dàng nhận thấy hoạt động M&A có giá trị thúc đẩy khả năng cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tăng cường nội lực hơn và khả năng cạnh tranh trên thị trường tốt hơn cho các doanh nghiệp sau khi thực hiện hành vi M&A. Nhưng hoạt động M&A ở dưới góc độ tập trung kinh tế nếu chính phủ mất kiểm soát, có thể khiến cho các doanh nghiệp vi phạm Luật cạnh tranh và khiến thị trường lâm vào độc quyền, không công bằng trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh và khiến một số tập đoàn lớn thao túng thị trường thông qua các hoạt động M&A . Do vậy việc hình thành một cơ sở pháp lý vững chắc trong việc kiểm soát, đánh giá khả năng tạo độc quyền trong hoạt động M&A là hết sức cần thiết và quan trọng trong rồi từ đó có thể kiểm soát tốt các hoạt động làm giảm tính cạnh tranh.
( HẾT PHẦN I) - VŨ DŨNG ( WWW.VUNGOCDUNG.COM " HÃY NÓI VỚI LUẬT SƯ ĐIỀU BẠN CẦN"
Bình luận
Bình luận bằng Facebook