Nghiên cứu M&A: pháp luật cạnh tranh trong M&A ( Bài 15, phần 1)
Nội dung quy định của pháp luật cạnh tranh về thị trường M&A - Mua bán sáp nhập doanh nghiệp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, chống động quyền, quản lý các thương vụ M&A theo nhiều góc cạnh khác nhau, bảo vệ việc tạo độc quyền và kinh doanh không công bằng.
Luật cạnh tranh là pháp luật điều tiết thị trường nên nó được xây dựng hết sức mềm dẻo để thích ứng với các hành vi cạnh tranh đa dạng trên thị trường. Đặc biệt trong lĩnh vực hạn chế cạnh tranh, pháp luật thường quy định kết hợp yếu tố định lượng và định tính để có thể cấm hoặc miễn trừ tuy theo tình hình cụ thể của Doanh nghiệp và chính sách cạnh tranh của nhà nứơc ở mỗi thị trường cụ thể.
Đây là tiền đề để thiết lập cơ quan quản lý cạnh tranh là loại cơ quan phán sử độc lập về những vấn đề liên quan để quản lí kinh tế vĩ mô và không nằm trong hệ thống cơ quan tư pháp. Là loại pháp luật điều tiết thị trường, pháp luật cạnh tranh có mối liên hệ chặt chẽ với kinh tế. Pháp luật cạnh tranh là pháp luật lưỡng tính, bao gồm cả mảng luật công và luật tư. Vì vậy khi áp dụng, các chế tài được áp dụng cũng đa dạng dân sự ,hành chính,kinh tế…
Đây là văn bản hiện hành có qui định cụ thể nhất đối với các thương vụ M&A thông qua hoạt động TTKT. M&A là một dạng của tập trung kinh tế nên qui chế áp dụng với tập trung kinh tế cũng sẽ được áp dụng cho các thương vụ M&A. Sau đây là những qui định cụ thể:
Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: Sáp nhập doanh nghiệp; hợp nhất doanh nghiệp; mua lại doanh nghiệp; liên doanh giữa các doanh nghiệp và các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật (Điều 16). Khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp được quy định tại Điều 17. Từ Điều 18 đến Điều 20 quy định trường hợp tập trung kinh tế bị cấm; trường hợp miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm và thông báo việc tập trung kinh tế.
Điều 20 khoản 1 Luật cạnh tranh 2004: Các doanh nghiệp TTKT có thị phần dưới 30% trên thị trường liên quan hoặc Doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế vẫn thuộc loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo qui định của pháp luật thì không bị cấm và cũng không phải có nghĩa vụ thông báo.
Thị trường liên quan là khái niệm cơ bản nhất của pháp luật cạnh tranh. Về nguyên tắc, những DN không nằm trong một thị trường liên quan sẽ không phải là đối thủ cạnh tranh của nhau. Điều 3 của Luật cạnh tranh có qui định: Thị trường liên quan bao gồm:Thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan:
Thị trường sản phẩm liên quan: là thị trường của những hàng hoá dịch vụ có thể thay thế cho nhau về đặc tính ,muc đích sử dụng và giá cả.
Thị trường địa lý liên quan: là một khu vực địa lý cụ thể trong đó có những hàng hoá dịch vụ có thể thay thế cho nhau với các điều kiên cạnh tranh tương tự và có sự khác biệt đáng kể với các khu vực lân cận.
Như vậy, Doanh nghiệp không cùng nằm trong một thị trường liên quan sẽ không thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau, việc tập trung kinh tế sẽ không có ảnh hưởng lớn tới nhau nên nó không phải là đối tượng điều chỉnh của Luật cạnh tranh. Việc xác định thi phần kết hợp là một trong những căn cứ để xác định có được thị phần kết hợp hay không. Thị phần của Doanh nghiệp đối với một loại hàng hoá dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của Doanh nghiệp này với tổng doanh thu với tất cả các Doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của Doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả các Doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quí, năm. Thị phần kết hợp là tổng thị phần trên thị trường liên quan của các Doanh nghiệp tham gia vào thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc thị phần kết hợp.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook