/ / / /

Tâm lý bầy đàn và sự thất bại của các Start up hay việc đầu tư bất động sản


Tâm lý bầy đàn và sự thất bại của các Start up hay việc đầu tư bất động sản
1. Tâm lý bầy đàn là gì? 
- Tâm lý bầy đàn hay tâm lý đám đông là sự mô tả cách một số người bị ảnh hưởng bởi những người thân cận của họ thông qua những hành vi nhất định, theo xu hướng, và/hoặc theo những điểm tựa. Các nhà tâm lý học xã hội nghiên cứu những chủ đề liên quan như trí thông minh theo nhóm, trí tuệ đám đông, và ra quyết định phân cấp. 
- Một ví dụ cho tâm lý "bầy"- " đàn" như sau: Khi một nhà tâm lý học thả một đàn gà, sau đó cho thóc rải ra, con gà đầu tiên chạy lại, tuy nhiên tới con thứ 4 thứ 5 thì nhà tâm lý học đã đưa ra một cây gậy chắn ngang đường chạy, những chú gà liền nhảy lên và bay qua, được khoảng 5 chú thì ông rút cây gậy đi và đúng theo suy đoán,mặc dù không còn gậy chắn, nhưng những chú gà phía sau vẫn nhảy lên và bay qua khúc đó. Tâm lý bầy đàn này được đưa vào cuộc sống chúng ta và bị ảnh hưởng tới nhiều người. Người ta gọi là" trend mù quáng".

 

2. Tâm lý đám đông là gì?

- Tâm lý học đám đông còn được gọi là tâm lý đám đông là một nhánh của Tâm lý học xã hội . Theo đó, khi một người tham gia đám đông bị nhiễm tâm lý chung, giống như hành vi nhiều người hay làm trong các cuộc dạy làm giàu và gào thét: " tôi làm được" hay đại loại như " chúng ta là chiến binh" thì khi đó, hành vi của đám đông đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ việc mất đi trách nhiệm của cá nhân và ấn tượng về tính phổ biến của hành vi, cả hai đều tăng theo quy mô của đám đông.

Theo Gustave Le Bon, trong cuốn ''Tâm lý học đám đông'', những đám đông luôn bị vô thức tác động, họ xử sự như người nguyên thuỷ, người dã man, không có khả năng suy nghĩ, suy luận, mà chỉ cảm nhận bằng hình ảnh, bằng sự liên kết các ý tưởng, họ không kiên định, thất thường, và đi từ trạng thái nhiệt tình cuồng loạn nhất đến ngây dại ngớ ngẩn nhất. Vả lại, do thể trạng của mình, những đám đông ấy cần có một thủ lĩnh, một người cầm đầu, kẻ có thể dẫn dắt họ và cho bản năng của họ một ý nghĩa.

Tâm lý đám đông khiến những người không có bản lĩnh tham gia bị cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động rất lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới mức cá nhân có thể "đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở một mình họ không thể nào có được. 

Tâm lý hùa theo đã khiến nhiều người phải trả giá bằng tiền, sự nghiệp, thậm chí còn chịu thất bại thảm hại. 

Một ví dụ nữa cho " tâm lý bầy đàn": Nhà sinh vật học người Pháp Henri Fabre đã từng làm một thí nghiệm với sâu róm, ông đặt một đàn sâu róm lên rìa của một bồn hoa, con nọ nối đuôi con kia thành vòng tròn, cạnh rìa bồn hoa. Sau đó Henri Fabre rải một ít lá thông mà sâu róm rất thích ăn vào trong bồn hoa. Đàn sâu róm bắt đầu nối đuôi nhau bò vòng quanh bồn hoa hết vòng nọ đến vòng kia. Chúng đi liền 7 ngày 7 đêm, và rồi đàn sâu róm đã chết dần do mệt và đói. Một điều đáng thương là, chỉ cần một con sâu róm trong đàn thay đổi một chút lộ trình là có thể ăn được lá thông ở ngay bên cạnh.

Có một câu chuyện vui như thế này: Ở một làng nọ có thông báo phát tiền cho dân. Mỗi người được 10.000 usd. Địa chỉ được xác nhận là tầng 7 tòa Kengnam Tower - trụ sở công ty Bắc Việt Luật. Khi mọi người tới hết và chờ, thì có ông nọ tên là Thời Gian Xanh đến cuối. Thấy hết chỗ anh ta liền nghĩ ra kế li gián. Anh hô to" Ở dưới sảnh người ta đang phát tiền, chuyển địa điểm rồi". thế là mọi người ùa nhau đi chạy xuống. Ông Thời Gian Xanh  đương nhiên có một chỗ ngồi. 10 phút sau không thấy ai quay lên ông liền thắc mắc:" Hay là dưới đó phát tiền thật nhỉ?" thế là ông bỏ luôn tầng 7 chạy xuống sảnh. Khi những người phát tiền lên tầng 7 thì không thấy ai ở đó nên họ đã hủy buổi phát tiền. Cả ông Thời Gian Xanh và mọi người vẫn đợi dưới sảnh tầng 1. Câu chuyện thật đáng buồn.


Câu chuyện này còn cho thấy, nhiều lúc chúng ta tạo ra phong trào - Trend, nhưng ta lại không làm chủ được nó và bỏ cá tính của mình để chạy theo đám đông. Đôi khi vì chúng ta không có hiểu biết và không rõ sự việc. Vì thế ngay cả lúc thông minh nhất chúng ta cũng tự tạo khó cho mình, rất ít người can đảm mà theo chính kiến của mình tới cùng. 

Thế nên, người theo đuổi chính kiến có hai kết cục: Một là thành công mà không vấp phaỉ sự cạnh tranh do đó thành công mĩ mãn. Hai là, sẽ không theo tới cùng vì thiếu bản lĩnh mà từ bỏ đi theo đám đông. Tất cả cùng chết đuối.

Khi người ta thiếu hiểu biết, sẽ không có khả năng phán đoán phổ thông nhất. Đây là lúc người ta dễ định hình đám đông, hướng họ tới điều mà người ta muốn.Điều này có nghĩa là: bạn sẽ đánh mất chính bạn trong lúc này! Chỉ cần một phương tiện thông tin đại chúng đưa một thông tin gợi mở, bạn có thể đã " sập bẫy" và sai lạc.

Đôi khi, người làm trong truyền thông, báo chí, họ cũng là người bình thường, thậm chí chuyên môn kém, hiểu biết không sâu. Và để giật tuýp, câu view thì họ cũng theo trend để làm tin. Do vậy sự phán đoán của họ cũng chỉ là " nhân vật cái loa" đưa tin một cách thụ động. Điều này khiến mọi người dễ dàng tin theo và nói rằng:" Ôi, không thể sai được đâu, lên báo rồi đấy"!

Hậu quả của chạy theo đám đông là việc : bạn có thể bị kẻ dẫn dắt đám đông " thao túng", " thôn tính tư duy bạn" hoặc như là sự" cá lớn nuốt cá bé" khiến bạn bị loại bỏ cá tính. Điều bạn cần làm là suy luận. Muốn suy luận tốt bạn phải có kiến thức và khả năng phán đoán. Nếu làm được điều này, đám đông không thể khiến bạn thất bại và không chi phối được bạn.

Chẳng thế mà, chỉ một trò chơi xúi giục trẻ em " cá voi xanh" dạy cách tự tử mà khẳng định bản thân mà nhiều trẻ em trên thế giới đã bị lợi dụng và tự vẫn. Khi tâm lý ma quái xâm nhập bạn, bạn không còn là mình nữa. Bạn đã trở thành một xác mượn và khiến bạn trở nên hèn hơn.

Nhà xã hội học Herbert Blumer đã phân biệt bốn loại đám đông:

a. Đám đông giiản dị,

b. Đám đông thông thường,

c. Đám đông biểu cảm

d. Đám đông diễn xuất. 

Do đó, hệ thống của ông có tính năng năng động. Nghĩa là, một đám đông thay đổi mức độ cường độ cảm xúc của nó theo thời gian, và do đó, có thể được phân loại theo bất kỳ một trong bốn loại. Vì vậy có thể ta hiểu rằng chúng tạo ra 3 loại đám đông cơ bản và điển hình trong cuộc sống có ví dụ:

- Đám đông tiêu cực: có thể tạo ra các băng đảng xã hội đen, tội phạm, đội môi giới, phạm tội có tổ chức, hay cả những việc tạo ra trào lưu môi giới bất động sản có thông đồng làm thiên lệch bản chất nhu cầu thị trường. Điều này nếu quy mô lớn sẽ vô cùng nguy hiểm cho kinh tế;

- Đám đông thụ động: Chính là các khản giả. Điều này có thể hiểu trong thực tế là: khi một diễn giả thuyết trình, các học viên ở dưới có thể nghe theo trào lưu và " đóng băng não" mình lại. Họ bị thôi miên, thu phục, và định hướng vào góc độ bán hàng hay hướng theo lợi ích mà diễn giả muốn. Một cuộc tận thu diễn ra và sẽ có vô cùng nhiều người bắt đầu cống nạp. Với một góc cạnh khác, họ bị trở thành khách hàng, rồi khách hàng thân thiết, rồi người mộ đạo và cuối cùng như một con thiêu thân khi đạt tới độ hâm mộ một diễn giả nào đó. Điều bạn cần đặt ra là: " vị diễn giả này nói có đúng không?" làm cách nào để minh chứng cho điều đó? Đám đông thụ động sẽ trở thành một cuộc Remic nhạc sàn, nhảy nhót tưng bừng, vui và hào sảng, thích thể hiện bản thân, bản ngã cá nhân được phát huy, sự xung quán lưỡng cực bắt đầu xâm chiếm họ, tâm lý hưng phấn và sự kích thích não bộ được diễn ra. Với những người có tâm lý kém tiếp tục thiêu đốt mình trong những " cuộc chơi" như vậy mà họ không biết chỉ" mất thời gian" và " tốn tiền" vô ích mà không mang lại nhiều lợi ích như họ ảo tưởng.  Xét về góc độ nào đó, việc kích thích não bộ của họ chỉ phát huy tác dụng khi họ biết chắt lọc. Điều khiến chúng ta nghĩ tới câu nói của người Việt Nam: " so bó đũa, chọn cột cờ"!

- Đám đông hòa trộn: Một số cuộc tham gia có sự hòa trộn giữa đám đông tiêu cực và đám đông thụ động trở thành một loại đám đông là: " bất kể ai cũng có thể thể hiện bản thân mình". Lúc này, mỗi người chúng ta đều có cái TÔI rất lớn, họ thâm chí hi sinh nhiều lợi ích để được khẳng định mình. Mặc dù trong tháp nhu cầu thì nhu cầu thể hiện mình là nhu cầu cao nhất. Tuy nhiên 5 bậc tháp đều phải có lộ trình để đạt được ( bạn hãy vào google và tìm tháp nhu cầu Maslow). Với các tổ chức tội phạm được xem như bắt đầu có đồng phạm một cách sâu sắc. Họ sẵn sàng trở thành phiên bản copy 1-1 của người cầm đầu băng đảng. Lúc này tổ chức tội phạm ( Đám đông tiêu cực) sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Cuộc hoán đổi vai trở nên nhanh chóng hơn. Từ khán giả thành diễn giả và ngược lại. Họ bắt đầu trở nên tốt hơn nếu họ định hướng tốt bản thân và có tư duy riêng. Hoặc họ trở thành những con Vẹt biết nói và copy lại những gì người dẫn đầu làm. 


3. Sức tàn phá của nó

Các bạn không thể hình dung được sức tàn phá ghê gớm của "hiệu ứng đám đông" hay " tâm lý bầy đàn" khi mà nó bị tác động tiêu cực. Về bản chất thì các cuộc nghiên cứu đều hướng tới đánh giá tính tiêu cực của nó.

Tuy nhiên, nó thật sự có mặt tích cực. Chính nó đã tạo ra các cuộc cách mạng, giải phóng dân tộc, lập lại hòa bình một lãnh thổn nào đó, hay tạo ra một sức mạnh tinh thần ghê gớm, các cuộc cảm tử vì một lý tưởng do hiệu ứng đam đông tạo ra và thành một sự diễn biến tâm lý khủng khiếp. Đó là chuyện của quá khứ hay là chuyện của lịch sử. Chúng ta nói chuyện hôm nay và sự tác động của kinh tế hiện tại,

- Đám đông ảnh hưởng tới Start Up: Khi Start - Up, người ta thường " bắt chước" người khác, làm theo cách người khác đã làm. Thậm chí, khi một số người mở công ty còn có ngay một suy nghĩ thiết kế một cái logo " nhái" một thương hiệu nào đó để ăn theo. Đặt tên công ty dễ gây nhầm lẫn kiểu như" công ty cổ phần đầu tư Thăng long", "công ty Tân Thăng long", " công ty Thăng long mới"... đại khái như thế và khiến họ luôn hướng tới sự mất tự chủ và mất tư duy độc lập. Đôi khi nhiều CEO được ra lò từ các lò đào tạo mang tính " đa cấp" và ảo tưởng về một tương lai của Doanh nhân triệu đô hay đại loại như " đa triệu phú", " đa tỷ phú".... và cuối cùng vướng vào lao lý vì lừa đảo và không làm chủ được việc mình làm. Việc ảo tưởng từ đào tạo đàm đông cũng khiến các Start - Up thành công số ít mà đều trở thành phần nhiều là những " quả trứng ung". Điều này thật đáng suy ngẫm. Việc " đua đòi" theo đám đông, theo xu hướng ăn mòn tư duy của các nhà khởi nghiệp. 

- Đám đông trong thị trường chứng khoán và tài chính: Người mua chứng khoán mua theo trào lưu mà không mua theo thông tin. Họ bị những mã chứng khoán tăng giá và hốt tiền của họ theo số người mua. Họ cũng chẳng thèm chọn " điểm rơi" để chốt lời khi đầu tư, họ không quan tâm tới sức khỏe của doanh nghiệp đang có cổ phiếu bán, họ cũng luôn không biết mã nào cần bán ra, mã nào cần mua vào, bao giờ cắt lỗ, bao giờ chốt lời, bao giờ thì cần có một sự bán tháo để bảo toàn vốn. Tất cả làm theo đám đông và làm theo định hướng tâm lý hưng phấn hay bán tháo theo thông tin đám đông vì sợ hãi. 

- Đám đông trong mua bất động sản: Người bạn tôi ở Nước ngoài khi thấy đất Đà Nẵng và Quảng Nam, Nha Trang, Phú Quốc, Vân Đồ, Sa Pa... thậm chí tới Quảng Bình sốt họ ngỡ ngàng. Mọi người chọn mua bất động sản lúc nóng nhất, giá tăng hằng ngày, hàng giờ, thâm chí có bất động sản được bán ra mua vào vài lần trong ngày và mỗi lần như vậy có lãi tới tiền trăm triệu hay tỉ đồng. Cuộc " làm giá" của tâm lý đám đông do một chuỗi những người " bóng đen" đang điều khiển nó. Ở một nơi như Điện Bàn Quảng Nam, vốn dân cư nghèo, người ở chưa có, hạ tầng thiếu thốn, con người chân thật, dịch vụ đang hình thành, du lịch ít biết tới, giao thông còn chưa hoàn thiện, trường học không đủ tiêu chuẩn, bệnh viện không đủ đáp ứng... mọi thứ khác không phải là điều kiện sống lý tưởng để có một cuộc di dân. Vậy cớ sao giá bất động sản là đất nền lại có thể tăng hàng ngày? Điều gì tạo ra giá trị khiến nó tăng hằng ngày? Đất ở đây chuẩn bị đưa lên vũ trụ sao? Hay có một cuộc đại phẫu nào đó khiến tất cả các yếu tố tôi nói ở trên trở nên đầy đủ ngay tức thì, người dân sẽ về đây ùn ùn và bất động sản tăng lên. Điều đó là mơ hồ và không bao giờ xảy ra. Đô thị hóa là một quá trình dài hơi, nó kéo dài cả thập kỷ. Vòng lặp của bất động sản cũng tính từ 3-5 năm. Việc đầu tư theo xu hướng, thậm chí đám đông dẫn dắt, tạo giao dịch ảo khiến rất nhiều người "táng gia, bại sản" mà không thể vực dậy.

Vậy thì, khi chúng ta bị đám đông ảnh hưởng, trong mọi thứ, suy nghĩ, đầu tư, hay chửi bới, nhận xét, thù hận hộ những người khác... đều bị lệch lạc. Hãy giữ một cái đầu tỉnh táo và biết suy đoán, phân tích và chọn thời điểm để ta làm những điều đúng đắn. Trong một giới hạn nào đó, tâm lý đám đông có tính tiêu cực cao, cũng có tính ưu điểm tốt nếu độc lập tư duy. Một trào lưu có kiểm soát sẽ khiến xã hội và kinh tế phát triển. Nó cũng có thể làm cho một vấn đề đang thịnh vượng bỗng diệt vong.

Xét về bản chất, tâm lý bầy đàn sẽ không thể có tích cực nhiều hơn tiêu cực được. Người ta sử dụng thuật ngữ này cho mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống mà bị mất kiểm soát do thiếu thông tin và hiểu biết.

Hy vọng bài viết này của Luật sư Vũ Ngọc Dũng đóng góp cho các bạn ít nhiều những nền tảng cho sự suy luận hay tư duy độc lập. 

(Hãy là chính mình! Nếu thấy hay hay chia sẻ và like bài viết để tác giả có động lực viết thêm những bài khác đóng góp cho các bạn. ) - www.vungocdung.com - 0387696666

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến