/ / / /

Nghiên cứu M&A: Đánh giá hệ thống pháp luật M&A của Trung Quốc( Bài 18)


Nghiên cứu M&A: Đánh giá hệ thống pháp luật M&A của Trung Quốc( Bài 18)

Đánh giá hệ thống pháp luật M&A của Trung Quốc trong quá trình tập trung kinh tế và mở cửa cho M&A, hình thành nên các đại tập đoàn kinh tế. Việc thúc đẩy hành lang pháp lý cho hoạt động M&A khiến Trung Quốc trở thành đại công xưởng của thế giới như hôm nay.

Hoạt động M&A tại Trung Quốc phát triển bởi rất nhiều yếu tố thuận lợi xuất phát cả từ phía bản thân nền kinh tế Trung Quốc và các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Các cơ hội cho hoạt động M&A tại Trung Quốc không phải không có những khó khăn trong chính sách pháp luật của chính phủ Trung Quốc và bản thân các công ty nội địa Trung Quốc mà các bên tham gia trong hoạt động M&A thường gặp phải đó là các vấn đề về hệ thống pháp luật điều chỉnh M&A, môi trường M&A chưa thực sự mở năng động, thiếu thông tin và sự minh bạch trong môi trường M&A như:

Thứ nhất về phía chính sách pháp luật của chính phủ Trung Quốc đối với hình thức đầu tư nước ngoài dưới dạng M&A. Cụ thể ở các điểm sau đây:

Khung pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đồng thời được  áp dụng các hoạt động M&A có liên quan tới yêu tố nước ngoài. Đặc biệt từ  tháng 8 năm 2006, MOFCOM đã đưa ra quy định mới cho những nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua lại và sáp nhập đối với các công ty nội địa Trung Quốc (Provision for Foreign Investors to Merge and Acquire Domestic  Enterprise- the M&A “rule”), thay thế cho điều luật M&A 12/4/2003. Trong luật lệ mới về M&A mà chính phủ Trung Quốc đề ra có liên quan đến nhiều vấn đề như quy định chống tập trung kinh tế, những đề liên quan đến trao đổi hay mua lại, bảo vệ người làm công, an ninh quốc gia, những hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài và nhiều vấn đề khác. Sau đây là một số khó khăn chính vê mặt pháp luật mà các nhà đầu tư nước ngoài thường gặp phải khi thực hiện hoạt động M&A tại Trung Quốc:

-  Hệ thống pháp luật về hoạt động M&A tại Trung Quốc quy định về các bên tham gia M&A được cho phép tại Trung Quốc được giới hạn là các Công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các công ty nội địa. Một công ty nước ngoài không được phép thực hiện hoạt động kinh trực tiếp tại Trung Quốc, thay vào đó, công ty nước ngoài sẽ phải thực hiện hoạt động kinh doanh của mình thông qua hình thức các FIE. Hiện nay tại Trung Quốc, có bốn loại hình công ty FIE được phép hoạtđộngnhư sau: doanh nghiệp100% vốn nước ngoài (Wholly foreigned-owned enterprises), doanh nghiệp liên doanh nước ngoài  (Equity joint ventures), doanh nghiệp  hợp tác nước ngoài (Cooperative joint ventures), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giới hạn bởi cổ phần (FIE limited by shares). 

Mặc dù mỗi hình thức FIE có những đặc điểm riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung là những công ty giới hạn trách nhiệm. Dưới hệ thống pháp luật hiện nay của Trung Quốc, các thương vụ M&A xuyên quốc gia (cross-border M&A) tại Trung Quốc giữa các công ty nước ngoài là công ty mua lại và công ty Trung Quốc là công ty mục tiêu không được cho phép. Những thương vụ mua lại và sáp nhập được pháp luật cho phép là những vụM&A giữa các FIE hoặc giữa các FIE với các doanh nghiệp Trung Quốc.

-  Hệ thống pháp luật về hoạt động M&A tại Trung Quốc quy định về qua trình xét duyệt một thương vụ  M&A tại Trung Quốc là khá phức tạp và nhiều công đoạn. Tại Trung Quốc, các dự  án đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực  được  chia làm bốn loại: “khuyến khích (Encouraged), cho phép (Permitted), Hạn chế  (Restricted), và ngăn cấm (Prohibited)”. Đối với quá trình xét duyệt các  thương vụ M&A, tỷ lệ thành công của việc xin được giấy phép phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhà đầu tư vào hình thức nào trong bốn loại trên, quy mô thương vụ, công ty mục tiêu, giá trị giao dịch.

- Hệ thống pháp luật về hoạt động M&A tại Trung Quốc quy định chịu sự  điều chỉnh bởi nhiều bộ luật khác nhau như Luật doanh nghiệp, Luật chống độc quyền, Luật đầu tư và xuất hiện trong nghị định, văn thư khác, điều nay thực sự  gây khó khăn cho các nhà đầu tư khi nghiên cứu về thị trường M&A tại Trung Quốc.


Thứ hai, hệ thống pháp luật về hoạt động M&A tại Trung Quốc đó là thiếu tính năng động và linh hoạt. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn thực sự chưa được coi là nền kinh tế  thị trường hoàn toàn (completed market economy), do đó bản thân các công ty nội địa Trung Quốc vẫn chịu một phần ảnh hưởng của tàn dư quy định lạc hậu, thiếu tính minh bạch và thông tin, khó khăn trong việc định giá chính xác một công ty nội địa Trung Quốc. Hệ  thống pháp luật về kế  toàn của các công ty nội địa Trung Quốc vẫn chưa tuân theo các tiêu chuẩn của quốc tế, điều này gây khó khăn lớn cho các nhà đầu tư trong việc kiểm tra tài sản, giá trị  của công ty đó.


Thứ ba, Hệ thống pháp luật về hoạt động M&A tại Trung Quốc mặc  dù  hoạt động M&A của Trung Quốc trong những năm vừa qua phát triển khá mạnh mẽ nhưng một khung pháp lý rắc rối và thiếu tính hệ thống vẫn là một cản trở lớn đối với hoạt động này.

Trước năm 2007, các điều luật điều chỉnh hoạt động M&A chỉ  được ban hành một cách nhất thời, không theo kế hoạch đề ra sẵn nên các điều khoản  thường chống chéo lên nhau, gây khó khăn lớn cho hoạt động M&A. Ngày 8/9/2007, Trung Quốc đã ban hành riêng một quy định về hoạt động mua lại các công ty nội địa Trung Quốc đối với các nhà  đầu tư nước ngoài (Regulations on Acquisition of Domestic Enterprises by Foreign Investors), nhằm mục địch hướng dẫn các hoạt động M&A trong nước. Tuy nhiên, những quy định trên còn quá chung chung và thiếu hướng dẫn chi tiết cụ thể trong nhiều trường hợp.


Thứ tư, thủ tục hành chính trong hoat động M&A. Để nhận được giấy phép thực hiện một thương vụ M&A, các công ty sẽ  phải đi qua khá nhiều giai đoạn và xin giấy phép của nhiều cơ quan nhà nước khác nhau. Có thể liệt kê các cơ quan nhà nước liên quan đến hoạt động M&A tại Trung Quốc như sau:

Bộ thương mại (Ministry of Commerce – MOFCOM): trách nhiệm kiểm tra, thông qua và giám sát các thương vụ M&A, đặc biệt là các thương vụ có yếu tố nước ngoài.

Ban cải cách và phát triển quốc gia (SDRC): trách nhiệm kiểm tra và cấp giấy phép cho các dự  án đầu tư nước ngoài đồng thời giám sát quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp nhà nước.

Ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước (State-owned  Assets Supervision and Administration Commission  –  SASAC): trách nhiệm giám sát khi công ty mục tiêu trong một thương vụ M&A là các doanh nghiệp nhà nước.

Ban điều hành chứng khoán Trung Quốc (China Securities  Regulatory Commission-  CSCR): trách nhiệm tham gia giám sát nếu công ty mục tiêu trong thương vụ M&A là công ty được niêm yết trên sàn.

Các cơ quan, ban ngành điều khác quản lý từng lĩnh vực cụ  thể. Ví dụ như nếu công ty mục tiêu trong một thương vụ M&A là một ngân hàng Trung Quốc thì thương vụ  đó sẽ  phải xin được giấy phép thông qua của Ban quản lý Ngân hàng Trung Quốc (China Banking Regulatory Commission – CBRC).

Đặc biệt, đối với các thương vụ  M&A có liên quan đến mua bán các SOE, quá trình xét duyệt còn phức tạp hơn rất nhiều. Với mỗi một thương vụ  M&A có liên quan đến các SOE, các nhà đầu tư sẽ phải xin giấy phép ít nhất là từ bẩy cơ quan nhà nước, bao gồm: MOF (The Ministry of Finance), CBRS, SASAC, BSAM

Cục quản lý tài sản nhà nước (Bureau of State-owned Asset Management), AIC  –Ban  quản  lý  thương  mại  và  công  nghiệp  (Administration  for  Industry  and Commerce)  và CFAR  –  Ban quả  lý tài sản tái cơ cấu (the Commission for  Asset Restructure). Trong trường hợp nếu nhà đầu tư đó là một công ty nước ngoài thì thương vụ  đó sẽ  còn phải được sự  cấp phép của MOFCOM. Hơn nữa, các quy định và yêu cầu thông qua của mỗi một cơ quan nhà nước lại có những điểm khác nhau, điều này thực sự  làm cho các nhà đầu tư phải mất khá nhiều thời gian và công sức để  có một bộ  giấy phép hoàn chỉnh khi thực hiện một thương vụ  M&A tại Trung Quốc.

Bên cạnh quá trình xét duyệt phức tạp đối với  một thương vụ  M&A, chính phủ  Trung Quốc còn tham gia ở  nhiều mặt khác nhau trong một thương vụ  như: đối với các thương vụ  M&A xuyên ngành (Cross  -  industry) hoặc xuyên vùng (Crossregion), chỉnh phủ  Trung Quốc áp dụng nhiểu loại thuế  suất khác nhau và yêu  cầu khắt khe để được thông qua nhằm bảo hộ cho vùng, ngành công nghiệp đó. Một mặt khác, chính phủ  Trung Quốc cũng tìm cách hỗ  trợ  cho các doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính xấu, điều này có thể  gây nên những vụ  mua bán không công bằng  và  gây  bất  lợi  cho  bên  mua.  Bên  cạnh  đó,  các  cơ  quan  nhà  nước  có  trách nhiệm cấp giấy phép khá cẩn trọng và cân nhắc kĩ lưỡng với các thương vụ  M&A liên quan đến các ngành công nghiệp quan trọng, điều này cũng làm chậm quá trình thực  hiện  một  thương  vụ  M&A  tại  Trung  Quốc.  Có  thể  nói,  chính  những  sự  can thiệp rộng của chính phủ  Trung Quốc và nhiều mặt của hoạt dộng M&A như vậy khiến cho hoạt động này giảm đi phần nào tính năng động của nó và làm chậm quá trình phát triển của thị trường M&A tại Trung Quốc.


Thứ năm, hệ thống pháp luật về hệ  thống kế  toán, minh bạch tài chính của các công ty Trung Quốc chưa đáp  ứng được chuẩn mực quốc tế nên cũng là những rào cản cho việc thực hiện các thương vụ M&A hiện nay.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến