Thực trạng pháp lý về mua bán sáp nhập tại Việt Nam
Luật sư Vũ Ngọc Dũng Thực trạng về hoạt động mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Thưc trang pháp lý và một vài ý kiến trong việc góp ý xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực này- Luật sư Vũ Ngọc Dũng
Giới thiệu
Như chúng ta thấyrong những năm gần đây đặc biệt là trong những năm 2009, 2010, và 2011 khái niệm MUA LẠI SÁP NHẬP hay còn gọi là Mua lại sáp nhập ngày càng được đề cập tới nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài báo và các hội thảo trong nước nhưng không phải ai cũng hiểu rõ MUA LẠI SÁP NHẬP là gì? Hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP được tiến hành trên cơ sở những quy định nào của pháp luật? những quy định này có những ưu điểm và hạn chế gì cần khắc phục? Trong bài viết này tác giả hướng tới phân tích các khía cạnh pháp lý của hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP đang diễn ra trên thị trường VN, từ đó chỉ ra những khoảng trống trong pháp luật và đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện khung khổ pháp luật cho…
1. Khái niệm về MUA LẠI SÁP NHẬP
Về mặt khái niệm thì MUA LẠI SÁP NHẬP (viết tắt của cụm từ tiếng Anh mergers and acquisitions) có nghĩa là mua bán và sáp nhập là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là sát nhập và mua lại. Hai khái niệm này thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người ta khó có thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.Cụm từ MUA LẠI SÁP NHẬP thường bao gồm các nội dung hoạt động sau đây: hợp nhất; sáp nhập ; mua lại Doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán là các giấy tờ có giá trị như tiền để chi phối DN; và mua lại tài sản....
2. Thực tiễn hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP tại Việt Nam Những năm gần đây do thực trạng nền tài chính lâm vào khó khăn, nguồn vốn khan hiếm, lãi suất ngân hàng cao do vậy các doanh nghiệp trong và ngoài nước lựa chọn MUA LẠI SÁP NHẬP như một kênh để huy động tài chính và hứng đón các luồng đầu tư vào Việt Nam. Vì lẽ đó hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP đã rộ lên một cách mạnh mẽ như một sự lựa chọn khôn khéo, ngắn hạn của các doanh nghiệp, nhà đầu tư mong muốn đi nhanh vào một lĩnh vực ngành nào đó.
Sự phát triển mạnh mẽ đánh dấu bằng sự kiện tổng kết năm 2011 và con số đáng quan tâm mở ra một tín hiệu vô cùng tốt cho lĩnh vực này phát triển. Trong năm 2011 các thương vụ MUA LẠI SÁP NHẬP tại Việt Nam tính tới tháng 9 đã đạt mức khoảng 3 tỷ USD với chủ yếu là 63 thương lớn đã hoàn thành. Có những thương vụ lớn nhất đạt tới 609 triệu USD trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi gia súc của Công ty C.P. Pokphand (CPP) của Trung Quốc đã mua lại 70.82% cổ phần của Công ty Chăn nuôi C.P Việt Nam từ công ty Charoen Pokphand Group của Thái Lan, hay thương vụ lớn thứ hai là tập đoàn viễn thông của Nga VinpelCom chi 196 triệu USD để gia tăng tỷ lệ trong liên doanh Gtel-Mobile từ 40% lên 49%. ( Theo Báo cáo của Stock Plus tổng kết MUA LẠI SÁP NHẬP năm 2011 ấn bản tháng 9/2011)Từ thực trạng trên là một tín hiệu thị trường tốt, một kênh đầu tư tốt để thu hút FDI và nguồn vốn từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua kênh MUA LẠI SÁP NHẬP. Cùng với việc phát triển mạnh mẽ này là một bài toán về hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP tại Việt namthực sự trở thành một kênh đầu tư có Luật và các văn bản hướng dẫn đầy đủ.
3. Thực trạng pháp lý chung của MUA LẠI SÁP NHẬP tại Việt Nam.
Như chúng ta đã biết Hoạt động mua bán doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ vào khoảng hai năm gần đây, điều đó khiến chúng ta cũng cần nghĩ đến một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh vấn đề này. Trên thực tế, hiện nay pháp luật Việt Nam đã có những quy định về hoạt động MUA LẠI SÁP NHẬP, tuy nhiên còn rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, chưa tập trung và còn có nhiều quy định chưa đồng nhất với nhau gây nên sự thiếu đồng bộ trong việc thực thi.
Cụ thể là chỉ quy định về vấn đề Mua lại sáp nhập doanh nghiệp nhưng lại được nằm rải rác ở quá nhiều văn bản khác nha. Cụ thể là nằm rải rác ở các văn bản Luật sau đây:
Với Luật Doanh nghiệp 2005 quy định tại Điều 150 , Điều 151 , Điều 152 Điều 153 và có đề cập tới một số vấn đề trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp với các trường hợp về Chia doanh nghiệp, tách doanh ngiệp, Hợp nhất Doanh nghiệp, và Sáp nhập doanh nghiệp.
Luật Đầu tư 2005 cũng đề cập tới hình thức đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Luật Cạnh tranh sẽ điều chỉnh các vấn đề về mua bán doanh nghiệp gây ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trên thị trường liên quan.Cụ thể tại Theo Ðiều 17 Luật Cạnh tranh ngày 3 tháng 12 năm 2004: "Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.. và cũng đưa ra toàn bộ khái niệm về hợp nhất, mua lại doanh nghiệp, và liên doanh giữa các doanh nghiệp..
Luật Chứng khoán 2006, Điều 29, 32, 69; (vi) Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2010 điều chỉnh các hoạt động Mua lại sáp nhập trong lĩnh vực chứng khoán và các công ty đại chúng.Hơn thế nữa các hoạt động về Mua lại sáp nhập trong lĩnh vực Quỹ hay chứng khoán thì có hệ thống pháp luật là các nghị định hướng dẫn thực hiện riêng cụ thể là: Thông tư 194/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đóng ban hành ngày 2/10/2009. Cụ thể các phương thức chao mua công khai và quy trình thực hiện bắt buộc. Về bộ thủ tục và cách thức bắc buộc trong hoạt động Mua lại sáp nhập mà pháp luật đã đề cập sơ thảo tại Quyết định 35/2007/QĐ-BTC, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC chưa chi tiết rõ ràng.
4. Những hạn chế của pháp luật hiện hành:
Như vậy khi đề cập tới hành lang pháp lý hiện tại của pháp luật Việt Nam về hoạt động Mua lại sáp nhập ta thấy còn các tồn tại sau đâu:
Thứ nhất: Quá nhiều văn bản điều chỉnh về hoạt động mua lại sáp nhập ở Việt Nam. Vì lý do đó sự áp dụng thống nhất như sợi chi nam của mọi hoạt động trong lĩnh vực này là chưa có. Mỗi văn bản pháp luật mới chỉ đề cập đến một khía cạnh của lĩnh vực này như ta đã phân tích ở trên. Với Luật doanh nghiệp 2005 mới chỉ dừng lại ở việc đề cập và mang tính tổ chức lại nội bộ doanh nghiệp là chính, chưa có các nghiệp vụ cần thiết như là: hoạt động đấu giá, định giá tài sản, hoạt động định giá thương hiệu, hoạt động xử lý tái cấu trúc mô hình sau khi mua lại sáp nhập xong (Từ điều 150 đến điều 160 của Luật doanh nghiệp 2005). Với Luật cạnh tranh thì lại chỉ đề cập tới hoạt động tập trung kinh tế là chủ yếu, cũng nêu ra khái niệm "mua lại và sáp nhập", tuy nhiên lại chỉ ở góc độ nhắc đến khái niệm này, nhưng không đi vào định nghĩa bản chất của nó là gì, không đưa ra được nội hàm của hai khái niệm này ra sao.
Nếu chúng ta dịch nguyên nghĩa của cụm từ "merger and acquitision” nghĩa sẽ là "sáp nhập và mua lại”, tuy nhiên nếu trong Luật đầu tư thì chỉ đề cập đến phạm vi của việc nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào Việt Nam theo hình thức mua lại sáp nhập, còn Luật dooanh nghiệp thì đề cập đến cơ cấu tổ chức lại. Vậy chúng ta sẽ hiểu theo nghĩa nào cho đúng, và điều này tác động đến các hoạt động và bộ thủ tục cho các hoạt động đó.
Như vậy ta thấy rằng sự không đồng nhất này dẫn đến cách hiểu khác nhau, sự phổ biến khái niệm để các chủ thể tham gia quan hệ này cũng không rõ ràng. Chúng ta cứ hình dung là: Nếu Luật doanh nghiệp quy định về việc tổ chức lại, Luật đầu tư quy định về các hình thức đầu tư, Luật cạnh tranh thì quy định về hành vi tập trung kinh tế. Giả sử nếu hình thức đầu tư và tổ chức lại doanh nghiệp đều sinh ra hành vi tập trung kinh tế thì liệu giữa Luật đầu tư (Trường hợp với nhà đầu tư nước ngoài) và Luật doanh nghiệp sẽ áp dụng Luật nào? Với việc mua cổ phần vào một doanh nghiệp thì cũng là hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài kể cả cá nhân nước ngoài hay tổ chức nước ngoài. Như vậy xét dưới góc độ pháp lý sẽ rất lúng túng trong việc áp dụng Luật và phân quyền trong giải quyết tranh chấp khi xảy ra.
Vid dụ cụ thể: Trong Điều 21, Luật Đầu tư còn quy định thêm hai hình thức đầu tư trực tiếp khác là "mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư” và "Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp”. Theo Luật Cạnh tranh, mua lại là "việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp mục tiêu". Vậy hiểu theo khái niệm nào thì đúng hơn khi Luật cạnh tranh nói là mua lại cổ phần của doanh nghiệp hoặc tài sản cũng là mua lại. Còn trường hợp nếu chỉ mua thương hiệu không theo nhượng quyền thương hiệu của doanh nghiệp thì sao? Có xem là mua lại không ?
Thứ hai: Đề cập nhiều đến thực tế mà không nói nhiều đến pháp lý, nói nhiều đến hành vi giao dịch mà không nói đến giao dịch theo pháp luật nào?
Vì chưa có định nghĩa rõ ràng nên phân biệt quan hệ Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp cũng đang ở mức độ lập lờ. Nếu như không phân biệt rõ phạm vi của từng hoạt động sẽ khó cho việc xây dựng khung pháp lý từng lĩnh vực.
Ví du như: Nếu ta mua một công ty cổ phần thì sẽ thế nào? Nếu ta mua toàn bộ thì khác gì với mua một phần, mua toàn bộ thì cần bắt buộc làm gì, mua môt phần thì cần phải bắt buộc ra sao? Nếu là mua công ty Trách nhiệm hữu hạn thì khác gì với mua công ty cổ phần? Nếu mua công ty Trách nhiệm hữu hạn là 100% vốn nước ngoài thì thủ tục nào điều chỉnh, Luật doanh nghiệp hay Luật đầu tư? Với các công ty Đại chúng thì Luật doanh nghiệp điều chỉnh phẩn nào? Luật Chứng khoán điều chỉnh phần nào? Và giả sử công ty đại chúng đó lại là công ty Quản lý quỹ thì điều chỉnh theo văn bản nào nữa.... Thật sự theo quan điểm của riêng tôi đây là sự phức tạp rất lớn trong việc áp dụng Luật.
Thứ ba: Không đi vào nội dung mà đề cập tới hình thức, không đi vào luật chuyên nghành điều chỉnh cụ thể mà chỉ dừng lại ở việc nhắc tới khái niệm:
Như chúng ta biết nếu một doanh nghiệp thực hiện mua lại hoặc sáp nhập thì còn rất nhiều vấn đề khác như là: Mua toàn bộ hay mua một phần doanh nghiệp, nếu mua lại doanh nghiệp có gắn liền với dự án khác gì so với mua một doanh nghiệp dịch vụ và không có dự án. Mua doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực có điều kiện thì bên mua sẽ phải đáp ứng gì? Nếu là điều kiện sau trong kinh doanh thì đáp ứng ở mức độ thế nào?
Ví dụ: Công ty A mua lại một công ty B trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục , trong doanh nghiêp B có dự án trường học. Nếu nhà đầu tư nước ngoài mua công ty B và mua cả dự án rồi chuyển trường học thành trường quốc tế thì điều chỉnh ra sao? Điều kiện phải đáp ứng thế nào? Hơn nữa cũng có thể nhà đầu tư nước ngoài mua một công ty mà công ty đó có những ngành nghề mà Luật đầu tư áp dụng và trong lộ trình cam kết WTO chỉ cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức liên doanh với lĩnh vực mình mua, trong khi đó công ty bị mua lại bởi một nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài thì sẽ xử lý ra sao? có buộc công ty đó chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần theo hình thức liên doanh vốn hay không? Những câu hỏi đặt ra này chưa có văn bản cụ thể nào quy định tập trung, do vậy đây là vấn đề rất thời sự trong hoạt động mua lại sáp nhập trong thời gian vừa qua.
Thứ tư: Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình áp dụng cho hoạt động này:
Về mua doanh nghiêp có thể liên quan cả tới hoạt động bất động sản, hoạt động xử lý lao động, hoạt động quản lý thuế nhà nước và nghĩa vụ tài chính. Chúng ta thây rằng hầu hết các giao dịch đều mang tính chất thỏa thuận ngầm, không có quy trình thực hiện bắt buộc, vì thế các chủ thể trong giao dịch này đã khiến cơ quan nhà nước thất thoát một lượng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khá lớn. Như vậy khung pháp lý không hoàn thiện dẫn đến các chủ thể thực hiện hành vi mua đi bán lại kiếm lời lớn mà không phải đóng thuế cho nhà nước.
Thứ năm: Lực lượng quản lý mỏng, lĩnh vực quá mới mẻ còn nhiều bất cập về pháp lý
Nếu theo quan điểm của cục cạnh tranh thì hoạt động mua lại sáp nhập đúng nghĩa mới chỉ xuất hiện từ năm 2000, tuy nhiên manh nha của nó chính là các hoạt động bổ sung đăng ký kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần vào các công ty Việt Nam. Hoạt động tái cấu trúc nội bộ doanh nghiệp chính là cơ cấu lại nhân sự trong công ty là tiền thân của hoạt động Mua lại và sáp nhập này.
Với sự nhận thức khác nhau về mua bán sáp nhập do vậy trong triển khai không đồng bộ và dẫn đến mỗi cơ quan nhà nước có một cách hiểu khác nhau, đó chính là rào cản khi thực hiện hoạt động này, bởi vậy các bên mua bán luôn phải lúng túng tìm cách bảo vệ mình trong giao dịch bằng việc đưa về những thỏa thuận nội bộ.
Hơn nữa lúng túng trong áp dụng vì không có hành lang pháp lý trong các cơ quan khiến các thương vụ mua bán sáp nhâp tốn rất nhiều thời gian hay là mất cơ hội để doanh nghiệp bán giữ chân được bên mua, hoặc có thể khi giao dịch xong thì mất hết cơ hội kinh doanh.
Ví dụ cụ thể như sau: Việc giao dịch mua bán doanh nghiệp thì các bên mua và bán phải tiến hành thay đổi tên trong đăng ký kinh doanh. Căn cứ pháp lý chính là hợp đồng mua bán doanh nghiệp (hợp đồng này không có mẫu), bên mua tiến hành hoạt động sang tên doanh nghiệp cho mình, tuy nhiên sở Kế hoạch và Đầu tư lại yêu cầu phải có hóa đơn giá trị gia tăng cho việc mua bán này và phải có xác nhận của cơ quan thuế. Trên thực tế thì hoạt động mua bán được tiến hành từng khâu, vì doanh nghiệp có thể có nhiều bộ phận để chuyển giao cho bên mua, vì thế phải thanh toán từng phần chứ không thể thanh toán 100% tiền được. Do đó chưa thanh lý hợp đồng và chưa thể nào xuất hóa đơn được thì bên mua làm sao có hóa đơn trong trường hợp này? Hay các vấn đề khác như nhãn hiệu, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, sáng chế... cũng cần đăng ký với cơ quan nhà nước không thể tiến hành ngay lập tức được và cần có khoảng thời gian để thực hiện hình thức pháp lý đầy đủ. Và như vậy là xảy ra một mối nguy hiểm cho bên mua, nếu muốn thực hiện việc chuyển nhượng về mặt pháp lý và đăng ký với cơ quan nhà nước cần có hóa đơn và cần thanh toán hết tiền để có hóa đơn. Nếu làm theo cách này thì bên mua vô cùng nguy hiểm vả dễ xảy ra tranh chấp.
Vậy nên mua lại sáp nhập ở nước ta mới dừng lại ở mức sơ khai, chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh, bởi vậy nên hoạt động này đang gặp nhiều khó khăn pháp lý mang tính thời sự. Cần thiêt một khung pháp lý hoàn chỉnh để giúp cho hoạt động mua lại sáp nhập được phát triển như đúng tốc độ của nó.
Thứ sáu: Bản chất pháp lý của Mua lại và sáp nhập sẽ xuất phát từ cơ sở lý luận nào?
Nếu nhìn nhận MUA LẠI SÁP NHẬP ở góc độ một thương vụ: Mua lại sáp nhập thực chất là một hoạt động mua bán trong đó bao gồm các yếu tố như mua bán tài sản vô hình và tài sản hữu hình. Về bản chất nó là một hợp đồng mua bán nhưng đối tượng của việc mua bán có thể là một doanh nghiệp hoặc một phần của doanh nghiệp, do vậy đơn thuần pháp luật hợp đồng sẽ điều chỉnh quan hệ này. Sự tuân thủ các yếu tố trong pháp luật hợp đồng để hợp đồng đó không vô hiệu là các giao dịch đó có thể có hiệu lực thực hiện. Việc thanh toán hay các thỏa thuận không trái luật hoàn toàn phải được chấp nhận. Đồng thời các hoạt động mua bán này đảm bảo các quy định về cạnh tranh, bảo vệ và bảo hộ doanh nghiệp trong nước bởi sự thôn tính, thâu tóm của các tậpđoàn hùng mạnh nước ngoài, hay bảo vệ những người liên quan hay nhóm người nắm giữ thiểu số quyền trong các hoạt động mua bán.Nếu theo góc độ này hoạt động Mua lại và sáp nhập đơn thuần như một giao kết hợp đồng kinh tế, các điều kiện phải đáp ứng là các điều kiện để một giao dịch hợp đồng không vô hiệu, không bị cơ quan nhà nước "thổi còi" bởi cách thức thực hiện không đúng luật. Như vậy góc độ thứ nhất là sự tiếp cận như một quan hệ hợp đồng thì hoạt động Mua lại và sáp nhập vẫn có thể thực hiện tốt và các chủ thể tự bảo vệ trước rủi do của mình trong quá trình giao dịch và dùng quan hệ hợp đồng để bảo vệ mình và khi xảy ra tranh chấp thì xử lý như một hợp đồng kinh tế bị tranh chấp.
Nếu nhìn nhận ở góc độ quản trị doanh nghiệp: Nếu đứng ở góc độ các giao dịch trong mua bán doanh nghiệp là việc mua bán toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp bao gồm các các yếu tố vô hình và hữu hình kèm theo cả những quan hệ giao dịch khác liên quan thì quá nhiều vấn đề cần đặt ra, trong khi đó hiện tại chỉ mới có các điều chỉnh về sáp nhập, mua lại hay hợp nhất doanh nghiệp và cũng chỉ đề cấp trong Luật doanh nghiệp mang tính chất đề cập chứ chưa chi tiết.Trong cả Điều 23 Nghị Định 116/2005 có quy định về Cổ đông sáng lập cũng có đề cập tới nội dung về: "Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua bán, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập"
Các căn cứ này chưa đủ bởi hoạt động Mua lại và sáp nhập có cả những hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp và còn nhiều vấn đề về động cơ khi tham gia các hoạt động Mua lại và sáp nhập này. Nếu chỉ dừng lại đơn thuần là một hoạt động về hợp đồng kinh tế thi e rằng khó kiểm soát được hoạt động mua lại và sáp nhập ngày càng bùng nổ. Sự cần thiết . Trong các quy phạm về Mua lại và sáp nhập không chỉ dừng lại ở khía cạnh điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp mà nhìn ở Vĩ mô thì Mua lại và sáp nhập có thể ảnh hưởng lớn tới một nền kinh tế. Như vậy nhu cầu điều chỉnh theo chiều sâu là những quan hệ thực sự điều chỉnh bề nổi của một hoạt động Mua lại và sáp nhập và chiều sâu là các hoạt động thương mại, các hành vi trong kinh doanh, các hành vi trong doanh nghiệp và sự điều chỉnh của thị trường. Trong các quan hệ này thiên về những quan hệ của pháp luật kinh tế, quan hệ về pháp luật sở hữu, quan hệ pháp luật hợp đồng, quan hệ của pháp luật cạnh tranh, quan hệ về giải quyết tranh chấp, quan hệ về phá sản doanh nghiệp, quan hệ về giải thể doanh nghiệp, quan hệ về thị trường chứng khoán, quan hệ trong quản lý nhà nước về: thuế, đất đai, môi trường, tài nguyên, kiểm toán, hoạt động kế toán, hoạt động về ổn định vĩ mô và các hoạt động trong tài chính tiền tệ....
Như vậy ta thấy nếu như xây dựng hệ thống pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thì sẽ phải xuất phát từ lý luận của việc pháp luật mua bán doanh nghiệp là là một bộ phận của pháp luật về kinh tế xét từđối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh đến nguồn pháp luật và các văn bản ảnh hưởng. Trong quá trình xây dựng pháp luật về mua lại và sáp nhập cũng tuân thủ một quy trình ban hành, sửa đổi và thực thi pháp luật đơn giản, minh bạch, xây dựng một hệ thống thực thi, chế tài trong quan hệ quản lý hành chính, các hoạt động và quy trình quản lý các giao dịch, các nghiệp vụ cần thiết, và xây dựng một khung pháp lý điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp trong một mối tương quan biện chứng phù hợp với nền tảng pháp luật hiện có
Từ tổng quan trên theo tôi nghĩ cần xây dựng một khung pháp lý về hoạt động mua lại và sáp nhập trong một mối quy tụ chung như một cây có một " khối rễ chùm" bao gồm tổng hòa các quan hệ liên quan. Các quan hệ này dù có điều chỉnh ra sao cũng phải như một " chùm rễ" chung một gốc cây. Không được tách rời và không được tách khỏi cái gốc của vấn đề là Hoạt động mua lại và sáp nhập đa dạng.
5. Kiến nghị xây dựng khung pháp lý MUA LẠI SÁP NHẬP trong tương lai nên chú ý
- Thiết nghĩ pháp luật cần thiết có một đạo luật riêng quy định rõ ràng, quản lý tổng quát và một môi trường minh bạch trong các hoạt động mua lại và sáp nhập. Nếu có Luật riêng thị trường mua lại và sáp nhập sẽ là một kênh mới thu hút nhiều vốn FDI vào Việt Nam và nếu chúng ta không xây dựng Luật thì thực tế hoạt động này vẫn diễn ra và ngày càng mạnh mẽ hơn trở thành một làn sóng và trao lưu của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào một nước đang phát triển như Việt Nam.
- Xây dựng thật rõ ràng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để các công ty, tập đoàn không thể "lách luật" trong việc biến tấu các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trên những quy định chưa đầy đủ của hành lang pháp lý về mua lại và sáp nhập tại Việt Nam. Tránh việc lợi dụng sơ hở của Luật để tự thâu tóm thị trường, hay lập nhóm các công ty thâu tóm thị trường lũng đoạn chi phối nền kinh tế. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quản lý nhà nước với các hoạt động mua lại và sáp nhập chính là ở chỗ kiểm soát thị trường và tránh cạnh tranh độc quyền trên thị trường ở quy mô lớn. Các thương vụ mua lại và sáp nhập dễ trở thành sự "bắt tay ngầm" Theo chúng của các nhà tài phiệt, sự lũng đoạn, làm giá, khống chế giá, đầu cơ hay giảm sản lượng tăng giá bán tạo ra sự khan hiếm giả tạo trên thị trường.Trong các hoạt động này cũng dễ dẫn tới các hoạt động cạnh tranh bằng bán phá giá theo kế hoạch để loại đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Pháp luật cần quản lý chặt chẽ sự thay đổi trong hoạt động sở hữu, bởi đây chính là những nguy cơ tiềm ẩn gây ra những động thái nói trên. Nếu không quản lý tốt sẽ khiến cho thị trường trở nên kém linh hoạt và nguy cơ là một thị trường không có cạnh tranh bởi sự lũng đoạn và động quyền thị trường của nhóm lợi ích, khi đó sẽ không tạo ra sự bình đẳng và một nền kinh tế không có sức đề kháng cao. Điều này không những là nguyên nhân đổ vỡ của thị trường mà còn là một nguy cơ cho một nền tài chính quốc gia, nếu tập chung vào một số nhà tài phiệt điều phối thị trường thì trượt giá và sự suy giảm kinh tế là không tránh khỏi.
- Xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng hoạt động mua lại và sáp nhập trong quá trình giao dịch các công ty có liên quan tới vốn pháp định, điều kiện hoạt động, điều kiện về định giá, quản lý thuế, khung pháp lý thuế cho hoạt động mua lại và sáp nhập, khung pháp lý cho hoạt động kiểm toán trong mua lại và sáp nhập, các hoạt động định giá thương hiệu trong mua lại và sáp nhập , các quy định cho mô hình hậu mua lại và sáp nhập..
- Cần quy định riêng cho hoạt động mua lại và sáp nhậpchứ không chỉ đơn thuần là các hoạt động thay đổi đăng ký kinh doanh như hiện tại, các hoạt động sáp nhập, hợp nhất, chia tách, mua lại như luật doanh nghiệp hiện hành đang đề cập. Hoạt động mua lại và sáp nhậpđầy đủ đúng nghĩa bao gồm các mô hình khác nhau và cần cụ thể chi tiết hơn.
Xây dựng các quy định pháp lý về mua lại và sáp nhập cần dựa theo một hệ thống chính sách của nhà nước rõ ràng, có định hướng chiến lược chứ không chỉ dừng lại ở việc đối phó với thị trường và các hoạt động đang diễn ra trên thị trường. Phải xuất phát xây dựng các lý luận về mua lại và sáp nhậpnhư là một công cụ thu hút đầu tư FDI và phát triển quốc gia trong giai đoạn hội nhập, đồng thời cần có sự hỗ trợ tương quan giữa các hoạt động và thao tác trong mua lại và sáp nhập bổ trợ cho nhau như: Hoạt động định giá, đấu giá, kiểm toán, và các hoạt động liên quan tới tái cấu trúc trong quản trị doanh nghiệp, dần dần hướng tới khuyến khích thanh lọc các doanh nghiệp thuộc hệ thống vừa và nhỏ bằng các hoạt động mua lại và sáp nhập. Khi xây dựng tốt môi trường để hoạt động mua lại và sáp nhập có cơ hội phát triển thì cũng là khuyến khích đầu tư qua lại giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau tạo sự bền vững gắn kết trong cùng chuỗi giá trị. Ví dụ như doanh nghiệp sản xuất giấy Catton hoàn toàn có thể tham gia mua lại và sáp nhập với một doanh nghiệp sản xuất bao bì hoặc thùng catton. Trên cơ sở xây dựng đó chúng ta hướng tới các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp thuận tiện nhất. Khi hoàn thiện được hành lang pháp lý vững chắc rồi cũng là một trong những yếu tố khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào Việt Nam theo hướng mua lại và sáp nhập. Cách này vừa giúp thu hút vốn FDI vừa tạo điều kiện cho các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia mạnh mẽ hơn vào Việt Nam và cũng là một trong các phương thức đầu tư tiết kiêm thời gian vì hầu hết các doanh nghiệp có sẵn đều đã có những lợi thế thị trường và đầu tư nhất định. Cách này cũng giúp nhà đầu tư nước ngoài rút ngắn rào cản ngành khi tham gia vào lĩnh vực khó khăn về thủ tục ở Việt Nam.
- Việc xây dựng khung pháp lý cho hoạt động mua lại và sáp nhậpcũng cần có đủ các cấp độ thủ tục như là Luật, Nghị Định, thông tư và các văn bản cấp thấp hơn nữa
Khung pháp lý này cũng cần có các cấp độ như Luật, Nghị Định, Thông tư và các văn bản khác hướng dẫn. Bởi lẽ trong quan hệ của hoạt động mua lại và sáp nhập sẽ có sự thay đổi rất nhanh bởi sự chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế. Do vậy cần thiết phải có Luật quy định khái quát nhất và Nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể. Khi quan hệ kinh tế thay đổi có thể điều chỉnh bằng việc sửa Nghị định hoặc Thông tư để đảm bảo tính ổn định của các Bộ Luật được ban hành. Cần quy định rõ hơn về lộ trình tham gia hay tỷ lệ tham gia sở hữu trong vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài để minh bạch hóa các quan hệ sở hữu. Các quan hệ pháp luật sẽ được xây dựng theo hai chiều hướng là doanh nghiệp Việt Nam mở cửu đề nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại cũng quy định rõ về việc doanh nghiêp Việt Nam tham gia vốn và mua lại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại lãnh thổ Việt Nam.
6. Kết luận.
Từ thực tiễn phát triển của hoạt động mua lại và sáp nhập như vũ bão trong năm 2009, 2010, 2011 và tính cấp thiết cần phải có khung pháp lý hoàn thiện về hoạt động này mà tác giả nghiên cứu về chuyên đề này. Việc xây dựng khung pháp lý hoàn thiện, đầy đủ về thủ tục, quy cách thực hiện, các nội dung quản lý nhà nước hoạt động mua lại và sáp nhập , các quy định pháp lý về quản lý thuế trong hoạt động này, cũng như việc định giá thương hiệu, định giá doanh nghiệp, quy trình mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, quản lý quỹ ....là vô cùng cần thiết. Nó sẽ đem lại hiệu quả cao trong thu hút vốn FDI, thu hút hoạt động tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tập trung kinh tế, tạo ra khối doanh nghiệp cạnh tranh khỏe trên thị trường quốc tế.
Những nghiên cứu trên đây của tác giả cũng là những gợi mở về các đề tài nghiên cứu chuyên sâu sau trong nội dung Khung pháp lý về hoạt động mua lại và sáp nhập và tính cấp thiết của nó.
Chân thành cảm ơn và xin các ý kiến đóng góp đối với bài viết. Thông tin xin gửi tới:
Bài đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp Luật - Vũ Ngọc Dũng - 0938188889
Bình luận
Bình luận bằng Facebook