/ / / /

Nghiên cứu M&A: Các quy định về hình thức M&A trên thế giới, Luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp ( Bài 27)


Nghiên cứu M&A: Các quy định về hình thức M&A trên thế giới, Luật cạnh tranh, luật doanh nghiệp ( Bài 27)

Các quy định của Pháp Luật doanh nghiệp và Pháp Luật cạnh tranh về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Cụ thể là các quy định về hình thức M&A trên thế giới và quy định của Luật Cạnh tranh và Luật doanh nghiệp.

Trên thế giới về quan điểm lập pháp tương đối thống nhất xem hoạt động M&A chính là hoạt động tập trung kinh tế cần được nhà nước kiểm soát. Các hình thức tập trung kinh tế phối biến bao gồm:

 (1) Nếu dựa vào mức độ liên kết từ hành vi tập trung kinh tế người ta chia thành hai loại là tập trung kinh tế chặt chẽ (hoặc còn gọi là tổ hợp) và tập trung kinh tế không chặt chẽ (gọi là liên minh lý tài) .

( 2) Dựa vào vị trí của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong các cấp độ kinh doanh của ngành kinh tế – kỹ thuật, tập trung kinh tế được bao gồm tập trung theo chiều ngang, tập trung theo chiều dọc hoặc tập trung theo đường chéo (tập trung hỗn hợp).

- Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và không gian). Theo lý thuyết cạnh tranh thì sự gia tăng tập trung theo chiều ngang sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp hành động giữa các doanh nghiệp và từ đó dẫn đến hạn chế cạnh tranh theo giá.

-  Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua – người bán với nhau.

- Tập trung kinh tế theo đường chéo: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của những doanh nghiệp này.

Ở Việt Nam, theo pháp luật  Doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh thì theo hình thức tập trung kinh tế theo chiều ngang.

Nhìn nhận dưới Dưới góc độ pháp lý, tập trung kinh tế được các doanh nghiệp thực hiện dựa trên những nguyên tắc căn bản mà pháp luật đã thừa nhận, như quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp và các văn bản pháp luật thừa nhận đã tạo ra chủ quyền cho doanh nghiệp trước nhà nước và pháp luật.

Về thực trạng kiểm soát pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế nước ta dựa trên tiêu chí kiểm soát theo hình thức chiều ngang.

Pháp luật cạnh tranh chỉ điều chỉnh tập trung kinh tế theo chiều ngang:

Luật cạnh tranh dựa  vào hình thức biểu hiện,  tập trung kinh tế được liệt kê sẽ bao gồm các hành vi: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp (Điều 17 Luật cạnh tranh năm 2004) và Luật doanh nghiệp quy định về Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là những biểu hiện pháp lý của hoạt động M&A.

Tuy nhiên chính yếu tố kiểm soát là “ thị phần kết hợp” của “ thị trường liên quan” và theo phương thức liệt kê hành tập trung kinh tế mà chúng ta đánh giá được quan điểm lập pháp của chúng ta đang điều chỉnh các hoạt động tập trung kinh tế theo chiều ngang.Chính theo hình thức liệt kê hành vi này vừa tạo ra sự đặc trưng của pháp luật cạnh tranh nước ta, vừa cũng khiến cho chúng ta chưa có cái nhìn toàn diện về tập trung kinh tế. Nếu chỉ xét việc tập trung kinh tế với “ thị trường liên quan”  và các sản phẩm liên qua thì Luật cạnh tranh đã bỏ ra ngoài việc điều chỉnh đối với các hình thức tập trung kinh tế khác như: tập trung kinh tế theo đường chéo, tập trung kinh tế theo chiều dọc.

--------------

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến