/ / / /

Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 46)


Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 46)

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam

Các hoạt động kinh doanh, đầu tư, cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đều xuất phát từ quyền của doanh nghiệp được quy định trong Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới Luật. Trong hoạt động, doanh nghiệp được tự chủ thực hiện quyền của mình tư việc mở rộng quy mô, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, mua bán tài sản hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp. Pháp luật quy định các cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi nhất, tìm kiếm những cơ hội hợp tác đầu tư trên cơ sở chính sách của Đảng và pháp luật đề ra. Với vai trò là luật tổ chức các loại hình kinh doanh, Luật doanh nghiệp có nhiều quy định rõ ràng về mô hình tổ chức, thủ tục tiến hành việc tổ chức lại doanh nghiệp, các loại hình tổ chức doanh nghiệp khác nhau có mức độ chi phối vốn, điều hành, quản lý và ra quyết định khác nhau.

Luật cạnh tranh thì điều chỉnh những hoạt động tập trung kinh tế dưới góc độ các vụ việc có nguy cơ làm phá vỡ cấu trúc thị trường cạnh tranh lành mạnh, các nguy cơ làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường tạo vị thế thống lĩnh và chiếm được những ưu thế không đáng có trên thương trường. Ở góc độ đó Luật cạnh tranh như là một Luật chuyên giám sát, phát hiện các sai phạm hoặc nguy cơ sai phạm trong quá trình doanh nghiệp thực hiện quyền của mình.

Xuất phát từ hai nhiệm vụ khác nhau mà Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp cũng tồn tại nhiều quy định chưa thống nhất trong vấn đề M&A. Các mâu thuẫn đó khiến kìm hãm sự phát triển của hoạt động này, hay chí ít làm cho các hoạt động khi diễn ra gặp không ít khó khăn bởi sự không thống nhất đó cần được khắc phục. Chúng ta nhìn thấy những tồn tại và yêu cầu có những quy định cụ thể khắc phục những tồn tại này:

Thứ nhất, cần quy định rõ các căn cứ, cách thức đề xác định thị phần kết hợp và thị trường liên quan.

Luật doanh nghiệp thì dẫn chiếu là các vụ việc thuộc diện phải thông báo và chịu sự cho phép của cơ quan quản lý cạnh tranh nếu thuộc ngưỡng kiểm soát mà Luật cạnh tranh quy định hoặc trường hợp bị cấm thực hiện sáp nhập, hợp nhất trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác. Luật cạnh tranh thì quy định về trường hợp ngưỡng thị phần kết hợp thị phần từ 30-50% của thị trường liên quan.  Tuy nhiên Luật cạnh tranh lại không quy định cơ sở xác định cụ thể ra sao. Do vậy quy định này có nhiều khó khăn bất cập trong quá trình áp dụng Luật.

Hiểu cách khác ta cũng có thể thấy rằng: Nếu doanh nghiệp không xác định được thị phần kết hợp, hoặc đánh giá không đúng thị phần kết hợp thì con số dưới 30% hay từ 30 – 50% thị phần kết hợp ở thị trường liên quan trở nên vô nghĩa. Con số giao động từ 29% dưới ngưỡng báo cáo và 30% sẽ luôn được “ lách luật “ tận dụng trong quá trình thực hiện thương vụ. Như vậy nếu không xác định được và cơ sở để cơ quan quản lý cạnh tranh cũng không có căn cứ xác định rõ ràng thì e rằng quy định này chỉ là hình thức, thiếu tính khả thi hoặc quy định này sẽ rất hiệu quả nếu các bên tham gia thương vụ đều tự giác thông báo với cơ quan quản lý cạnh tranh đánh giá thị phần.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến