/ / / /

Nghiên cứu M&A: Cộng đồng chung Châu âu ( EU) và Trung Quốc(Bài 2)


Nghiên cứu M&A: Cộng đồng chung Châu âu ( EU) và Trung Quốc(Bài 2)

Cộng đồng chung Châu Âu

Cộng đồng chung Châu Âu có một định nghĩa cụ thể hơn khi có một định nghĩa khá cụ thể về mua lại và sáp nhập  tại  Quy định về Sáp nhập của  Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) nội dung chính như sau: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến hành việc sáp nhập và mua lại một cách cụ thể chi tiết cho các thương vụ. Tuy nhiên cũng hướng tới hoạt động kiểm soát M&A sao cho không có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc tập trung tư bản thái quá làm lũng đoạn thị trường.


Trung Quốc

Tình hình nghiên cứu lập pháp ở Trung Quốc về lĩnh vực M&A khá rõ ràng và đầy đủ. Vốn dĩ những năm gần đây Trung Quốc cũng là nước thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài bằng hình thức này và cũng là quốc gia thực hiện nhiều thương vụ M&A khổng lồ. Việc huy động vốn đầu tư nước ngoài là một trong những hình thức mà Trung Quốc thu được nhiều hiệu quả nhất và thông qua chủ yếu hai hình thức mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) để trở thành một trong những nước thu hút lượng vốn thông qua M&A lớn nhất Châu Á những năm gần đây.

Với Trung Quốc trong hoạt động kiểm soát M&A: Luật cạnh tranh Trung quốc ra đời "là khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, để trừng phạt  sự không công bằng trong cạnh tranh, và để bảo vệ lợi ích của cả nhà cung cấp và người tiêu dùng ". Pháp luật Cạnh tranh Trung quốc buộc phải khá thông thoáng và có phần cho là lỏng lẻo bởi chính sách của Trung Quốc là thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích sáp nhập, mua lại để tạo ra các nhà cung cấp lớn, đại công nghiệp như là một sự cạnh tranh của nên kinh tế Trung Quốc với các quốc gia khác. Hơn nữa Luật cạnh tranh của Trung Quốc và nghiên cứu lập pháp Trung quốc  thông qua đạo Luật chống cạnh tranh không lành mạnh năm 1993 lại còn gặp nhiều thiếu sót. Các nhà lập pháp quên mất những yếu tố quan trọng trong đạo Luật chống cạnh tranh không lành mạnh đầu tiên này là về các yếu tố tác động phản cạnh tranh của vụ sáp nhập và mua lại hầu như bị bỏ qua trong Đạo luật, như là lạm dụng độc quyền.Thay vào đó, Đạo luật chủ yếu tập trung vào bảo vệ sở hữu trí tuệ , quảng cáo sai sự thật, tiết lộ thương mại bí mật , thông thầu , giả mạo.. Một trong những lý do  mà lạm dụng độc quyền và kiểm soát sáp nhập vắng mặt tại luật cạnh tranh ở Trung Quốc là Trung Quốc có một mức độ tương đối thấp về công nghiệp Thay vào đó, nền kinh tế của Trung Quốc được cấu trúc một cách linh hoạt , có nghĩa là tự cung tự cấp tại địa phương và  các cấp là một mục tiêu đã nêu trong chính sách của Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Vì vậy lạm dụng độc quyền với những nhà cung cấp nhỏ lẻ là chưa có và còn chưa cần thiết vào thời điểm luật cạnh tranh ra đời. Như vậy ở thời điểm đó sáp nhập, mua lại chưa phải là một yếu tố gây nguy cơ phản cạnh tranh ở Trung Quốc lúc bấy giờ.

Như vậy khác với các nước Mỹ và EU, các điều khoản thông báo trong Luật cạnh tranh ở Trung Quốc vắng bóng, các quy định thông báo, giám sát ở trong Luật không đặt ra, thiếu đi sự phê duyệt cho mỗi thương vụ M&A cần thiết, mà tập trung vào việc sáp nhập, mua lại, liên doanh sẽ tạo ra cho Trung Quốc có một sự vững chắc về công nghiệp. Bởi ở nước này., các nhà lập pháp cho rằng, các ngành then chốt của Trung quốc đã được chiính phủ quản lý và nắm giữ như: Giao thông vận tải, viễn thông..

Được nhà nước chi phối. Do đó các doanh nghiệp bên ngoài không thể có ưu thế thị trường được. Chính sự thông minh linh hoạt trong quan điểm lập pháp đã khiến Trung Quốc khuyến khích tạo ra sự hợp lực các doanh nghiệp từ các phương thức mua lại, sáp nhập doanh nghiệp tạo ra những tập đoàn khổng lồ sau này.

Để thực hiện được thương vụ M&A, các nhà đầu tư phải đệ trình một bản kế hoạch tái tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước trong đó nêu rõ những thông tin về nhà đầu tư nước ngoài, tình hình tài chính, quy mô kinh doanh, cơ cấu cổ phần, kế hoạch ổn định nhân sự và đặc biệt là cách thức quản lý công ty mới được triển khai ra sao. Khi thu hút đầu tư nước ngoài từ hoạt động M&A, phía nhà nước Trung Quốc yêu cầu các nhà đầu tư nước ngoài cung cấp kế hoạch để cải tiến cơ cấu quản lý và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của doanh  nghiệp, pháp luật cũng quy định rất rõ ràng về những thương vụ nào được thực hiện và hoạt động M&A nào cấm.

Riêng về  vấn đề định giá doanh nghiệp khi triển khai hoạt động M&A, phía nhà nước thừa nhận giá dựa trên giá trị tài sản hoặc một giá trị cổ phần do một công ty định giá tài sản ở Trung Quốc đưa ra trên những phương pháp định giá do quốc tế công nhận. Các thương vụ được thỏa thuận hoặc mua lại với giá thấp hơn giá trị thực của việc định giá thì giao dịch chuyển nhượng M&A này không được phép thực hiện. Đối với góc độ quản lý thuế áp dụng cho các giao dịch M&A, Trung Quốc căn cứ vào từng hình thức M&A mà các chủ đầu  tư lựa chọn. Các giao dịch khác nhau sẽ được áp dụng thuế suất khác nhau chứ không áp dụng chung cho các giao dịch.

 

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến