/ / / /

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về M&A ( Bài 1)


Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về M&A ( Bài 1)

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về M&A ( Bài 1)

Ở các nước Châu Âu và Mỹ hình hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp ( Gọi tắt là M&A) khá hoàn chỉnh và chi tiết. Đặc biệt hệ thống pháp luật Mỹ và Châu âu, bởi tính chất quan trọng của hoạt động này với nền kinh tế, hoạt động đầu tư, tập trung tư bản (tập trung kinh tế). Hầu hết các nước Châu âu, Mỹ, Anh, Canada, Nhật đều có một hệ thống văn bản luật khá đầy đủ, chi tiết  về hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp.

Đặc biệt là góc độ pháp lý trong lĩnh vực kiểm soát các hoạt động này diễn ra đúng định hướng và khuyến khích nó trở thành một hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh trong thu hút đầu tư.Với vị trí đặc biệt của hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ( gọi tắt là M&A) sẽ phải được pháp luật quan tâm một cách xứng đáng về các phương diện lập pháp, thi hành, và áp dụng pháp luật để tương xứng với sự phát triển của nó. Nhưng thực tế trong pháp luật Việt Nam và Thế giới lại có những tồn tại hoàn toàn trái ngược như là một sự quan tâm không tương thích của pháp luật về hoạt động này.

Các nước trên thế giới chủ yếu chú trọng tới hoạt động kiểm soát, giám sát hoạt động này nhằm chống độc quyền hay còn gọi là hành vi tập trung kinh tế, tập trung tư bản. Một số nước như ở Áo, Thuỵ Sỹ,Tây Ban Nha, Canada, Đức việc cụ thể hóa trong Luật ở các nước thường thực hiện bằng những luật chống độc quyền riêng biệt; Còn ở các nước như ở Italia, Pháp thì lại được quy định bằng những luật chống độc quyền và những quy phạm chung trong Luật Dân sự; các nước Anh, Mỹ thì quy định bằng những luật chống độc quyền và bằng án lệ. Các công trình nghiên cứu chủ yếu thiên về hoạt động pháp lý trong lĩnh vực tập trung kinh tế, quản trị công ty hơn là các vấn đề về pháp lý khác.


"Cuốn Toàn cầu hóa về Luật: Kiểm soát sáp nhập quốc tế vầ Luật cạnh tranh tại Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Mỹ La Tinh, và Trung Quốc " ( The Globalization of law: international merger control and competition law in the United States, the European Union, Latin America and China”)

Trong cuốn sách này, tác giả tập trung đi giải quyết vấn đề Luật cạnh tranh, các vấn đề liên quan tới kiểm soát sáp nhập quốc tế ở Mỹ, EU và các nền kinh tế mới nổi của Châu Mỹ La Tinh và Trung Quốc, hơn nữa nó sẽ chỉ ra sự khác biệt của các hệ thống và lý do khác biệt tồn tại đó. Những phát sinh do hoạt động M&A mang lại và sự đối mặt của toàn cầu với quản lý M&A.

Theo tác giả: Sự M&A của các hãng với nhau, sự câu kết giá cả, độc quyền, thâu tóm thị trường khiến chính sách và pháp luật phải liên tục được bổ sung. Chính sách chống độc quyền bảo vệ quá trình cạnh tranh chứ không phải bảo vệ đối thủ cạnh tranh riêng biệt. Ở Mỹ việc kiểm soát bằng Pháp luật tốt hơn so với một số quốc gia đang phát triển bởi sự thân thiết của chính sách nhà nước với các tổ chức kinh tế

Robert Bork có nói năm 1978 trong bài viết của ông Nghịch lý chống độc quyền, "toàn bộ công việc của chống độc quyền có thể được xem  như các nỗ lực để cải thiện hiệu quả phân bổ thị trường  mà không làm suy giảm hiệu quả sản xuất nên rất tạo ra những ưu tiên cho người tiêu dùng hơn là tạo ra những thiệt hai cho người tiêu dùng. " Chính sách của Mỹ là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các trường hợp sáp nhập, mua lại không làm giảm đi tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh trong thị trường.

Nghiên cứu về kiểm soát M&A ở Châu Âu với sự ra đời của Hiệp ước Rome năm 1958 chủ yếu đi vào ngăn chạn sự lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường với hơn. Nguy cơ của việc áp đặt chi phí và nâng cao vị thế độc quyền, quyền hạn, hoạch định chính sách của pháp luật cạnh tranh là ít quan tâm đến sự nguy hiểm của tập trung kinh tế quyền lực hơn. Với Luật về cạnh tranh ở Châu âu quy kiểm soát bởi các điều Luật Điều 85 và Điều 86 của Hiệp ước thành lập Châu Âu

Luật cạnh tranh Châu Âu  hướng tới phòng ngừa hoặc hạn chế, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, kiểm soát sự giao dịch công bằng về điều kiện, giá cả. Pháp luật EU còn cho phép mở rộng thẩm quyền xét xử  của Thẩm phán ra cả các vụ việc mà một bên không phải là công dân của EU.

Như pháp luật kiểm soát của Hoa Kỳ khi các tập đoàn lớn bắt tay với nhau bằng các thương vụ mua lại, sáp nhập thì Chính phủ đã ban hành các văn bản nhằm tăng thuế, hạn chế các thương vụ sáp nhập, mua lại, bắt tay làm giảm tính cạnh tranh ở thị trường.

Trên khía cạnh đó trong một số chính sách, các nước Châu Âu và Mỹ lại sử dụng việc Sáp nhập, hợp nhất như là một bước hợp nhất thị trường cạnh tranh với các đối thủ có quốc tịch khác tràn vào thị trường của họ.

Các cơ quan chống cạnh tranh giữa Mỹ và EU thường xuyên liên lạc với nhau về tình hình kiểm soát M&A và chống hành vi độc quyền, lũng đoạn thị trường. Các cơ quan phối hợp với nhau kiểm soát những thương vụ đa quốc gia.


Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Theo pháp luật liên bang thì hoạt động sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty có ưu thế thấp hơn sẽ mất đi hình ảnh, đặc điểm nhận diện, hay sự tồn tại giá trị của mình và trở thành một phần của công ty còn lại có ưu thế hơn, công ty này vẫn giữ nguyên đặc điểm và toàn bộ giá trị của mình về hình ảnh, đồng thời sẽ  nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập. Sáp nhập cũng được phân biệt với hợp nhất là hợp nhất là hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới. Hoa Kỳ cũng là một trong những nước đi đầu trong kinh nghiệm thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động M&A.

Luật chống độc quyền Sherman đã được ban hành từ năm 1890. Về định chế quản lý M&A, đạo luật ủy ban Thương mại liên bang (FTC) năm 1975 đã quy định “ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền của liên bang. Cho đến  năm 1976 Luật chống độc quyền Hart-Scott-Rodino (HSR) quy định bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá trị chuyển nhượng vượt quá  15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng như trên thực hiện sáp nhập mà không qua thẩm tra của FTC và Bộ Tư pháp sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10000 USD/ngày.

Trong hệ thống pháp luật các nước thì  hệ thống pháp luật cạnh tranh của Mỹ khá đầy đủ: Đạo luật Sherman năm 1890 (nội dung chủ yếu là cấm thoả thuận hạn chế cạnh tranh), Đạo luật Clayton năm 1914 (bổ sung Luật Sherman thêm bốn hành vi: cấm phân biệt đối xử về giá, cấm ký kết hợp đồng mang tính độc quyền hoặc có nội dung ràng buộc; cấm việc chiếm vốn giữa các công ty; cấm kiêm nhiệm chức vụ), Đạo luật về Uỷ ban Thương mại Liên bang - thành lập Cơ quan cạnh tranh tại Mỹ năm 1914, Đạo luật Robinson-Patman  có bổ sung Luật Clayton về hành vi bán phá giá hàng hoá trong nước, Đạo luật Wheler-Lea thì bổ sung những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Đạo luật Celler-Kefauver quy định việc kiểm soát sáp nhập, mua lại cho thấy pháp luật mua lại và sáp nhập của các nước khá hoàn chỉnh.

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến