/ / / /

Nghiên cứu M&A: Đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( Bài 10)


Nghiên cứu M&A: Đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp  ( Bài 10)

Đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) mà Luật Việt Nam hay bất kể Quốc gia nào đều để cập và thể hiện chung dưới các góc cạnh sau đây:

- Chủ thể : Đó là nhà đầu tư trong và ngoài nước ( Doanh nghiệp) có đầy đủ các điều kiện về năng lực chủ thể mà pháp luật có qui định .

- Đối tượng của hoạt động mua bán Doanh nghiệp đó chính là các Doanh nghiệp. Các DN này có thể đang hoạt động rất có hiệu quả nhưng cũng có thể đang đứng trước nguy cơ phá sản và muốn tìm một biện pháp để thoát khỏi gánh nặng nợ nần. Biện pháp tốt nhất là bán Doanh nghiệp của mình cho một nhà đầu tư khác.

Doanh nghiệp bao gồm toàn bộ những gì thuộc về doanh nghiệp đó: Nhân sự, thương hiệu, tài sản hữu hình, tài sản vô hình, vị thế trên thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, mạng lưới kinh doanh, hệ thống khách hàng, kinh nghiệm thương trường, và các vấn đề khác liên quan…thống nhất trong chủ thể là Doanh nghiệp.

“ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” – (Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 )

- Mục đích: Khi thực hiện hoạt đông mua bán và sáp nhập cả bên mua và bên bán đều nhằm mục đích lợi nhuận. Nhà đầu tư khi tiến hành các thương vụ M&A là nhằm giành quyền kiểm soát Doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần như các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp cổ phần của Doanh nghiệp đủ để tham gia quyết định các vần đề quan trọng khi đó mới được coi là hoạt động M&A .

- Cách thức bán: Thông qua hợp đồng mua lại doanh nghiệp, mua tài sản doanh nghiệp, mua một phần doanh nghiệp, mua toàn bộ doanh nghiệp ( Sau đó tiến hành sáp nhập, hợp nhất, hoặc giữ nguyên), hoặc hợp đồng sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp và cơ chế đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Cơ quan đăng ký kinh doanh) để chuyển giao doanh nghiệp, tài sản, quyền sở hữu và xác lập địa vị pháp lý trong doanh nghiệp mục tiêu nhằm quyết định được nhiều vấn đề quan trọng của Doanh nghiệp đó.

+ Bên bán: đa số là các doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên đây sẽ là cơ hội để nó thoát khỏi nguy cơ phá sản và chuyển các khoản nợ đó cho bên mua, tránh được các trách nhiệm pháp lí do việc doanh nghiệp không có khả năng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà luật phá sản 2004 qui định. Bên bán doanh nghiệp nếu đang lâm vào tình trạng khó khăn đó là giải pháp tối ưu. Nếu doanh nghiệp bị phá sản, toàn bộ tài sản sẽ bị phát mãi và chủ doanh nghiệp bị cấm kinh doanh trong một thời gian nhất định. Bên bán có thể tiến hành bán một phần tài sản của doanh nghiệp thông qua việc phát hành cổ phiếu. Khi bán một phần doanh nghiệp thì mục đích mà họ đặt ra là nhằm huy động vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, qua đó bên bán cũng có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh vì lúc này qy mô vốn dã lớn hơn .

+ Bên mua: Chủ yếu là các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế muốn mở rộng qui mô hoạt động hoặc thâu tóm đối thủ cạnh tranh, nâng cao năng lực tài chính, cải tiến tổ chức quản lí, phát triển công nghệ mới …từ đó hình thành các tập đoàn kinh tế lớn có sức cạnh tranh ở trong và ngoài nước. Nhưng đôi khi bên mua, lại thực hiện hoạt động mua bán nhằm mục đích thương mại. Khi đó doanh nghiệp trở thành một loại hàng hoá để mua đi bán lại nhằm mục đích kiếm lời tức là nhà đầu tư tiến hành mua lại các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả sau đó tiến hành các biện pháp khôi phục lại để nó đi vào hoạt động bình thường, trả hết khoản nợ và đem bán trên thị trường để thu lợi nhuận.

Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường nhưng nếu phải bắt đầu từ việc xây dựng cơ sở vật chất, thị trường, thương hiệu, khách hàng … thì sẽ mất rất nhiều công sức và tốn kém mà đôi khi lại không hiệu quả bằng việc mua lại các doanh nghiệp đã có sẵn trên thị trường. Khi đó nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường nhanh nhất thông qua việc kế thừa các  giá trị có sẵn mà công ty  bị mua bị sáp nhập để lại. Thông qua M&A  bên mua có thể tập trung nguồn lực tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ, tạo nguồn lực lớn hơn đồng thời giảm bớt đối thủ cạnh tranh nhằm tạo thế độc quyền trên thị trường.

Đặc điểm của mua bán sáp nhập nói riêng và hình thức đầu tư nói chung là  nhà đầu tư muốn trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh, sinh lợi của Doanh nghiệp mà họ đầu tư. Do có thể triệt tiêu cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp nên mua bán sáp nhập Doanh nghiệp hình thành nên các tập đoàn độc quyền trên thị trường. Nhìn từ góc độ kinh tế Doanh nghiệp hay dự án thực chất cũng là hàng hoá vì nó được kết tinh giá trị từ sự đầu tư của chủ Doanh nghiệp. Trong nền kinh tế có nhiều chủ Doanh nghiệp muốn bán doanh nghiệp của mình vì nhiều lý do như:  Muốn chuyển lĩnh vực kinh doanh; Thu hồi vốn; Kinh doanh không hiệu quả; Muốn bán Doanh nghiệp do có lãi; Có cơ hội kinh doanh mới xuất hiện và Doanh nghiệp chuyển hướng đầu tư; Do những nhà quản trị muốn xây dựng công ty để bán; Không thích nghi được với sự thay đổi của môi trường kinh doanh…

Trong khi đó có nhiều nhà đầu tư muốn mua lại doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh và không phải bắt đầu lại từ đầu. Mua lại doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp cuả mình như vậy doanh nghiệp trở thành một loại hàng hoá được lưu thông trên thị trường. Việc quyết định M&A là quyền của Doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến