/ / / /

Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 47)


Nghiên cứu M&A: Giải pháp hoàn thiện pháp luật M&A ( Bài 47)

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam ( Phần tiếp bài 46)

Vì lẽ đó  chúng ta cần làm rõ thêm về các căn cứ kiểm soát khác như:  các thương vụ có thể được quy định theo giá trị thương vụ, hoặc quy định thủ tục bắt buộc tất cả các thương vụ đều phải có sự thông qua cơ quan quản lý cạnh tranh đánh giá trước khi tiến hành.  Hơn thế nữa ở Việt Nam các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số trong hệ thống doanh nghiệp hiện hành. Chính vì điều này sự thay đổi ở các doanh nghiệp này thường xuyên, liên tục, sự không ổn định thông tin là điều không tránh khỏi.

 Thứ hai, các quy định về miễn trừ và căn cứ để được xét vào trường hợp miễn trừ cũng còn chưa cụ thể: K1, Điều 20 Luật cạnh tranh : ” Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”.

Hoặc quy định mơ hồ về trường hợp miễn trừ đối với hành vi tập trung kinh tế bị cấm là Tập trung kinh tế bị cấm quy định tại Điều 18 của Luật cạnh tranh có thể được xem xét miễn trừ trong các trường hợp sau đây: “ 1. Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung kinh tế đang trongnguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2. Việc tập trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ. “

Nghiên cứu sinh cho rằng, với những quy định này dễ bị lách luật. Bản thân quy định về phá sản và các dấu hiệu doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì khá rõ ràng trong việc nhận biết. Tuy nhiên các quy định về doanh nghiệp đang “ trong nguy cơ bị giải thể” là chưa khả thi bởi lẽ giải thể là thủ tục tự nguyện, thủ tục hành chính mà doanh nghiệp tự làm. Nếu để lách một thương vụ vượt ngưỡng cho phép, tức là bị cấm doanh nghiệp đó chỉ cần chứng minh mình đang trong tình trạng nguy cơ có thể bị giải thể. Điều này kiến Luật dễ bị lợi dụng để tránh nghĩa vụ báo cáo, lách quy định cấm của pháp luật. Bởi vậy điều cần thiết là Luật doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn thi hành cần phải có quy định rất rõ tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, tình trạng có nguy cơ giải thể là gì…để thống nhất áp dụng mà không có trường hợp ngoại lệ .

Các quy định của Luật cạnh tranh về trường hợp miễn trừ còn có quy định về việc  nếu sau M&A mà các doanh nghiệp đó vẫn thuộc doanh nghiệp “ vừa và nhỏ” thì không phải thông báo. Vậy được hiểu là cứ triển khai M&A và sau khi triển khai xong thì mới đánh giá là có thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ không? Hay nếu vượt quá các quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ thì có thể cơ cấu để thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ để lách luật? Trong khi các căn cứ quy định về doanh nghiệp thuộc vừa và nhỏ thì vốn cao nhất tới 100 tỷ đồng và lao động cao nhất là từ trên 200 người đến 300 người ( đối với lĩnh vực xây dựng và công nghiệp). Tuy nhiên vốn không được xác định là vốn điều lệ, hay vốn đăng ký, hay vốn pháp định, hoặc vốn đầu tư? Trường hợp vốn điều lệ đăng ký nhưng một doanh nghiệp có thể có vốn đầu tư gấp nhiều lần vốn điều lệ. (Hiện tại Pháp luật doanh nghiệp quy định tiêu chí Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tại Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)

Theo đó cơ quan quản lý cạnh tranh xác định để trả lời một thương vụ có được miễn trừ có thời hạn với một số hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh  theo khoản 1, Điều 10 Luật cạnh tranh hay không là phụ thuộc vào tiêu chí doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với việc xác định được doanh nghiệp vẫn thuộc quy mô vừa và nhỏ sau tập trung kinh tế hay không cũng chính là điều kiện đề xác định được thương vụ nào đó có bị cấm hay không bị cấm theo Điều 18, Luật cạnh tranh;

Chính vì vậy mà việc xác minh điều tra làm rõ doanh nghiệp đó có phải doanh nghiệp vừa và nhỏ không phải căn cứ vào điều tra chứ không chỉ là việc doanh nghiệp cung cấp thông tin và cần thiết sẽ phải có “ thông báo” sau đó xem xét của cơ quan cạnh tranh và “ thừa nhận” chứ không thể quy định là “ không phải thông báo” để tránh gian lận trong việc thông báo tập trung kinh tế. Cần thiết có các tiêu chí khác bổ sung để đảm bảo việc kiểm soát tập trung kinh tế hiệu quả hơn.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Đọc Bài 46 

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến