/ / / /

Nghiên cứu M&A: Hình thức sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) ( Bài 32)


Nghiên cứu M&A: Hình thức sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) ( Bài 32)

Hình thức sáp nhập doanh nghiệp ( M&A) theo pháp luật Việt Nam hiện hành và những lưu ý. Về thủ tục để thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp được quy định  trong Luật cạnh tranh và  Luật doanh nghiệp 2005.

Luật cạnh tranh quy định về sáp nhập doanh nghiệp tại Điều 17 như sau: “sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập”

Luật doanh nghiệp 2005 cũng quy định về sáp nhập doanh nghiệp tại Điều 153:“ một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”

Cùng điều chỉnh về vấn đề sáp nhập dưới hai góc độ khác nhau, các quy định về sáp nhập cơ bản  trong Luật cạnh tranh và Luật doanh nghiệp có sự thống nhất. Ở mức độ điều chỉnh hành vi, Luật cạnh tranh không quy định thủ tục sáp nhập doanh nghiệp còn Luật doanh nghiệp thì quy đinh rất rõ ràng về thủ tục này như là một trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp. Xét về mặt khái niệm thì ta thấy cơ bản giống nhau ở quan điểm lập pháp, tuy nhiên cách quy định khác nhau khiến trong quá trình thực thi pháp luật gặp rất nhiều mâu thuẫn.

Trong các quy định của Luật cạnh tranh và văn bản hướng dẫn thi hành thì việc sáp nhập được quy định chung  không có quy định chỉ cho phép với các “công ty cùng loại”. Với Luật doanh nghiệp quy định sáp nhập chỉ xảy ra ở các “công ty cùng loại” với nhau. Luật doanh nghiệp không cho phép sáp nhập các công ty khác loại. Loại ở đây là loại hình doanh nghiệp như công ty TNHH với công ty TNHH; Công ty cổ phần với công ty cổ phần là cùng loại hình? Hay loại ở đây được hiểu là loại chịu trách nhiệm hữu hạn và loại chịu trách nhiệm vô hạn trong phần vốn góp?

Thực tế cho thấy, xu hướng lập pháp hiện hành đang bỏ đi quy định “công ty cùng loại” và tại Luật doanh nghiệp 2014 đã không còn quy định công ty cùng loại nữa, bởi lẽ việc thực hiện sáp nhập ở công ty cùng loại hay khác loại điều đó không nên quy định. Hơn nữa với quy định hạn chế mua bán doanh nghiệp với “Công ty cùng loại” theo quy định Luật Doanh nghiệp đã gây khó khăn trong hình thức tổ chức lại Doanh nghiệp sau khi tiến hành xong thương vụ M&A.

Hiện tại Luật Doanh nghiệp quy định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với các công ty cùng loại đã khiến cho các thủ tục tiến hành các thương vụ tái cơ cấu Công ty sau M&A gặp nhiều khó khăn.  Điều này có nghĩa là nếu sau khi thực hiện  thương vụ Bên Mua không thể thực hiện  theo hình thức doanh nghiệp khác buộc phải thực hiện việc sáp nhập theo cùng loại hình với công ty mà bị sáp nhập. Công ty khác loại sẽ không được thực hiện, điều này tạo ra cản trở đối với các thương vụ.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến