/ / / /

Nghiên cứu M&A: Những chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động M&A ( Bài 42)


Nghiên cứu M&A: Những chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động M&A ( Bài 42)

Những chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động M&A - Nghiên cứu M&A: Vai trò cơ quan kiểm soát trong M&A ( Bài 40 )

Ngày 21 tháng 7 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh; áp dụng đối với  tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và hiệp hội ngành nghề hoạt động ở Việt Nam. Trong đó quy định về các nội dung:

Hình thức xử phạt chính: Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

 Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng (đối với cá nhân) và 200.000.000 đồng (đối với tổ chức).

Hình thức xử phạt bổ sung: Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi còn có thể bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung:

a) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Khắc phục hậu quả:

Ngoài ra việc bị xem xét áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số trong mười biện pháp khắc phục hậu quả sau: i) buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; ii) buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;

Bồi thường thiệt hại: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường.

Trong đó Nghị định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực cạnh tranh cũng quy  định rõ có 32 loại hành vi vi phạm pháp luật trong đó có “ hành vi sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp bị cấm, liên doanh giữa các doanh nghiệp bị cấm; hành vi không thông báo về tập trung kinh tế”

Đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể phạt tiền theo các mức cụ thể, nhưng tối đa đến 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm mới thành lập và hoạt động chưa đủ một năm tài chính, tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản này được xác định là tổng doanh thu của doanh nghiệp kể từ ngày thành lập cho đến ngày ra quyết định điều tra chính thức về hành vi vi phạm.

Như vậy, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm cụ thể như: Hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; tập trung kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định mức tiền phạt dựa trên hai yếu tố là số % được quy định đối với từng hành vi vi phạm và tổng doanh thu của doanh nghiệp vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm.

Có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khắc phục hậu quả) sau đây: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.

Về cơ bản thì các cơ sở pháp lý của việc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực tâp trung kinh tế khác đầy đủ, chi tiết và phân định cơ quan có thẩm quyền rõ ràng. Đây là một cơ sở chắc chắn để cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện xử lý các vi phạm về tập trung kinh tế hiệu quả nhất.

Việc quy định mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật trong “hiện tại” dựa trên cơ sở mức doanh thu của đối tượng vi phạm đã thực hiện trong “quá khứ”, có lẽ không phản ảnh đúng mức trách nhiệm pháp lý phải chịu tương xứng với tính chất, mức độ hành vi vi phạm - một trong những nguyên tắc cơ bản của việc xử lý vi phạm hành chính . Nội dung này cần được nghiên cứu, quy định lại cho phù hợp theo hướng dựa trên hậu quả gây ra do hành vi vi phạm phạm luật của đối tượng vi phạm.

Đọc tiếp các bài về quản lý của cơ quan Kiếm soát M&A

Bài 1:  Nghiên cứu M&A: hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A ( Bài 41- Phần 1)

Bài 2: Nghiên cứu M&A: Vai trò cơ quan kiểm soát trong M&A ( Bài 40 )

Bài 3: Nghiên cứu M&A: hạn chế trong việc tổ chức cơ quan quản lý cạnh tranh với thương vụ M&A ( Bài 41- Phần 2)

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến