Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu về M&A tại Thái Lan (Bài 3)
Tình hình nghiên cứu về M&A tại Thái Lan
Pháp Luật Thái Lan, một trong các quốc gia có nhiều hoạt động M&A cũng quy định rất rõ ràng về M&A. Được định nghĩa như sau: Mua lại và sáp nhập hai hoặc nhiều công ty có thể dưới các hình thức sau: (1) Sáp nhập (hợp nhất) (2) mua lại tài sản, (3) mua lại cổ phần. Tuy nhiên việc hợp nhất các công ty ở Thái Lan về mặt thực tế không được triển khai nhiều do Chính phủ cũng không khuyến khích hình thức này. Việc pháp luật Thái Lan quy định một số lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị hạn chế tham gia về tỉ lệ góp vốn, như Bảo hiểm nhân thọ, đại lý du lịch, hàng hải, Ngân hàng... kể cả hạn chế số lượng người nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý Công ty. Việc quản lý về mua lại Hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập được miễn thuế VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ công ty.
Thái Lan là nước được cho là có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tốt về giảm và miễn thuế. Thuế 30% đối với sáp nhập và mua lại bằng hình thức mua tài sản. Mua cổ phần, cổ phiếu Thái lan áp dụng khá linh hoạt giao động từ 5-37% đối với nhà đầu tư là công dân Thái Lan và 30% cho các công ty nội địa và khấu trừ trước 15% cho công dân nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài là công ty. Thái Lan là nước vẫn có sự phân biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong chính sách thuế. Trong các thương vụ có chuyển nhượng bất động sản thì thuế trước bạ là 0,5% đối với các thương vụ M&A mà hình thức là mua lại bằng tài sản và sáp nhập. Bên cạnh đó chính phủ còn thu 0,1% giá bán ra hoặc giá trị cổ phiếu đã trả tùy theo trường hợp giá trị nào lớn hơn. Chính phủ còn khuyến khích hình thức đầu tư bằng cách mua lại cổ phiếu và sáp nhập thì được được miễn thuế VAT, còn mua lại tài sản chỉ bị đánh 7% trên bất động sản và được miễn nếu chuyển nhượng toàn bộ công ty.
Về vấn đề người lao động, Thái Lan quy định tất cả người lao động phải đồng ý với bản kế hoạch nhân sự do bên mua đưa ra. Bản kế hoạch đó phải đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Đối với những người xin thôi việc, công ty phải đền bù cho họ theo quy định của luật lao động tùy theo thời gian làm việc cho công ty.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)
Bình luận
Bình luận bằng Facebook