Nghiên cứu M&A:điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( Bài 11)
Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
- Hoạt động M&A tại Việt Nam đã đi vào hoạt động được hơn 10 năm, tuy nhiên nó vẫn còn là một thtrường còn mới mvà non nớt. Áp lực hội nhập đang đòi hỏi mỗi thành phần kinh ttrong nước phải nỗ lực để củng cố tiềm lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng cho đến nay các thành phần của hoạt động M&A: Người mua, người bán, tổ chức trung gian, thị trường, hệ thống pháp luật vẫn chưa có những bước chuẩn bị đồng bộ và phù hợp với tiến trình vận động của M&A và xu thế hội nhập. Chúng ta không chối bỏ những lợi ích mà hoạt động M&A đã mang lại trong suốt những năm qua, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập đối với hoạt động này tại Việt Nam. Đòi hỏi có sự quy định rõ ràng hơn của nhà nước.
- Nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, thị trường M&A Việt Nam bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn, năm 2005 thị trường M&A Việt Nam được đánh dấu bằng sự ra đời của bộ Luật Doanh Nghiệp Việt Nam 2005, trong đó các quy định về mua lại – sáp nhập và chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước được thông qua.
Liên tiếp sau đó, các văn bản Luật khác như Luật đầu tư nước ngoài 2005, luật chứng khoán năm 2006 cũng đã ra đời đã góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn. Do hành lang pháp lý đã được bước đầu hình thành vững chắc pháp luật đối với hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp có cơ hội pháp lý tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Tài chính – ngân hàng, tiếp theo sau đó là các ngành trong lĩnh vực công như vận chuyển & cơ sở hạ tầng và ngành ô tô & linh kiện, phân phối và bán lẻ, thị phần các ngành sản xuất khác…. Ngành truyền thông và giải trí cũng tăng trưởng các giao dịch mua bán, đặc biệt là ngành quảng cáo, tiếp thị và Internet.
- Hiện nay các quy định về hoạt động M&A vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, như: Bộ luật Dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật cạnh tranh, Luật sở hữu trí tuệ…nghị định, thông tư hay các cam kết gia nhập WTO bên cạnh đó chưa có một cơ quan thống nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh hoạt động M&A chính điều này làm cho những người tham gia hoạt động M&A rất khó tìm hiểu kỹ càng những vấn đề về pháp lý cho hoạt động M&A, đến khi thực hiện thì phải chạy nhiều nơi, đi nhiều chỗ để xin cấp giấy phép. Chưa có một bộ luật riêng điều chỉnh cho hoạt động M&A tại Việt Nam và thống nhất chỉ có duy nhất một cơ quan quản lý, xét duyệt, kiểm tra các hồ sơ khi thực hiện M&A.
- Nhu cầu điều chỉnh của pháp lý về thị trường M&A đã có tạo cơ chế pháp lý và hành chính yếu tố vĩ mô này đã tác động khá mạnh mẽ đến hoạt động và biểu hiện của thị trường M&A Việt Nam.
Nhu cầu điều chỉnh của pháp lý về thị trường M&A được thực hiện song song nhu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình gia nhập WTO cũng đang là cơ hội lớn để các nhà đầu tư chiến lược tiếp cận với các doanh nghiệp Việt Nam thông qua hoạt động M&A và ngược lại.
- Nhu cầu điều chỉnh của pháp lý về thị trường M&A được trong giai đoạn hiện nay cần một khung pháp lý về hoạt động M&A hoàn thiện. Trong đó, những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A không chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức cuả hoạt động M&A mà còn phải đảm bảo hạn chế những khó khăn và trở ngại từ hệ thống pháp lý bao gồm như: Thiếu tính rõ ràng trong luật sỡ hữu, bao gồm việc đưa ra các mức độ về quyền sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài theo cam kết với WTO; Các công ty mẹ của nước ngoài không thể thành lập các công ty mẹ đầu tư tại Việt Nam; Các vấn đề xung quanh việc hoàn tất mua bán tài sản; Có những văn kiện mới chính thức về nguồn vốn, cơ cấu doanh nghiệp được pháp luật cho phép, nhưng các cơ quan có thẩm quyền có thể chưa quen với việc áp dụng; Chưa có các quy định về quản lý và bảo mật thông tin; Các vấn đề xung quanh việc cấp và sửa đổi giấy phép, các yêu cầu hành chính khác làm chậm tiến trình hoàn tất các giao dịch.
- Hệ thống pháp luật về M&A chưa rõ ràng hoàn chỉnh. Quy định của pháp luật về M&A chưa chi tiết và hoàn chỉnh đặc biệt là sự chồng chéo, xung đột giữa các quy định quản lý, hệ thống luật lệ về M&A. Điều này làm cho chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện và các cơ quan quản lý khó kiểm soát hoatj động M&A. Hệ thống luật và thong tin bất cân xứng trên thị trường Việt Nam cũng khiến cho vấn đề định giá doanh nghiệp trong những thương vụ mua bán,sáp nhập gặp nhiều khó khăn, nên tỷ lệ thành công của hoạt động M&A là thấp.
- Đồng thời, xuất phát từ thực trạng doanh nghiệp còn thiếu kiến thức về M&A. Nhiều công ty không có hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, kiến thức về M&A của họ còn quá sơ sài. Một số công ty còn chưa biết gì nhiều về các quỹ đầu tư, chưa hiểu các thể thức đầu tư, cách tính toán chiến lược dài hạn… Chính vì thiếu kiến thức nên họ gặp phải không ít bất lợi khi thực hiện M&A
- Xuất phát từ thực trạng hoạt động của bên trung gian còn kém hiệu quả. Hầu hết hoạt động của M&A đòi hỏi phải có sự tham gia của các nhà tư vấn, môi giới, luật sư, ngân hang…Tuy nhiên, do có sự hạn chế về hệ thống luật tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu thong tin…nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua-bán gặp nhau. Do các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu và yếu nên tỷ lệ thành công giao dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp.
- Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng doanh nghiệp chưa có một thị trường chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Vấn đề khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là khi muốn bán không biết liên hệ với ai, bán cho ai, khi muốn mua không biết tìm công ty mục tiêu ở đâu. Để khắc phục vấn đề này, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có xuất hiện một số “sàn” giao dịch M&A trên web của các công ty tư vấn về hoạt động M&A như sanduan.vn của Bắc Việt Luật, muabandoanhnghiep.info, hay ice.com.vn... Tuy nhiên, việc tạo ra các “sàn” giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thực chất chỉ mang tính cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu mua hay bán, tạo cơ hội gặp nhau cho các doanh nghiệp chứ chưa thể thực sự gọi là một sàn giao dịch. Cách thức hoạt động như vậy không phù hợp với đặc tính của hoạt động M&A là “bí mật tuyệt đối”. Theo thông lệ quốc tế các vụ giao dịch M&A thường phải được giữ bí mật cho đến giai đoạn cuối và quá trình giao dịch M&A không đơn giản như phương thức giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán hay các công cụ phái sinh chứng khoán khác, nên việc xây dựng sàn giao dịch không đơn giản. Để xây dựng một thị trường giao dịch M&A chuyên nghiệp không phải là chuyện xây dựng sàn giao dịch mà vấn đề phải có cơ chế để tạo điều kiện cho sự xuất hiện các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong hoạt động này.
( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep
Bình luận
Bình luận bằng Facebook