/ / / /

Thương vụ sacombank: Sacombank: “...chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc”


Thương vụ sacombank: Sacombank: “...chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc”
Sacombank: “...chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc” “Lượng cổ phiếu mà cá nhân nắm thì rất ít, nhưng chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc. Họ mua thông qua người quen và các tổ chức như Eximbank, Công ty Chứng khoán ACB, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam”. Những ai đang đứng sau vụ lùm xùm3 ngân hàng về chung một nhà”?  
Có người ví mảng đầu tư chứng khoán và bất động sản là những vết thương của người mẹ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Sacombank. Trong năm 2011, cổ phiếu SBS của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín giảm 90,6% giá trị, xuống còn khoảng 3.100 đồng/cổ phiếu (30.12.2011). Đối với bất động sản, đến hết quý III/2011, lợi nhuận của Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) giảm đến 83,67% so với cùng kỳ năm 2010. Trước nỗi đau của đứa con địa ốc và chứng khoán, người mẹ Sacombank không thể ăn ngon ngủ yên. Trong gần 1 năm, từ 4.2010 đến 6.2011, cổ phiếu STB của Sacombank được giao dịch dưới giá trị sổ sách. Riêng nửa đầu năm 2011, cổ phiếu này giảm 27,8%, chạm mức 10.170 đồng/cổ phiếu (30.5.2011), mức thấp nhất trong vòng 2 năm. STB đã bị khối ngoại bán ròng 69,2 triệu cổ phiếu, trị giá 1.017 tỉ đồng trong năm 2011. Khi giá đã xuống mức hấp dẫn, trong suốt năm 2010 và 2011, cổ phiếu này đã được một nhóm nhà đầu tư mua vào. Những mắt xích Ai mua? NCĐT đã đặt câu hỏi này với một thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank (không muốn nêu tên). Ông cho biết: “Lượng cổ phiếu mà cá nhân nắm thì rất ít, nhưng chúng tôi biết được ai đứng sau vụ việc. Họ mua thông qua người quen và các tổ chức như Eximbank, Công ty Chứng khoán ACB, Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Nam”. Xoay quanh vụ việc Sacombank, cái tên Trầm Bê được vị này nhắc đến nhiều nhất. Ông là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Phương Nam với tỉ lệ nắm giữ (theo công bố) tại ngân hàng này là 10%. Một nhân vật khác cũng gây ra nhiều tranh cãi là ông Nguyễn Đức Kiên, thành viên Hội đồng Sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB). Vị thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank nói trên cho rằng ông Kiên có liên quan đến nhóm đi thâu tóm và ông mua cổ phiếu STB thông qua Eximbank. Ông Kiên cũng từng tuyên bố mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Giới tài chính thì đồn đoán ông nắm Eximbank thông qua 2 tổ chức: Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp (Generalexim) và Công ty Cổ phần Đầu tư Á Châu với tỉ lệ nắm giữ 20%. Tuy nhiên, về lý thuyết, 2 tổ chức này nắm không quá 2% của Eximbank. ACB cũng bị cho là có liên quan mặc dù Ngân hàng đã lên tiếng phủ nhận. Ngân hàng này nắm khoảng 20% cổ phần Eximbank. Bên cạnh đó, có những thành viên cao cấp của ACB sở hữu cổ phần Eximbank. Ông Phạm Trung Cang, thành viên Hội đồng Sáng lập ACB, chẳng hạn, đang nắm 0,12% cổ phần Eximbank. Liệu Eximbank có thể đưa ra quyết định mua cổ phần Sacombank mà không thông qua nhóm nhân sự chủ chốt của ACB? Trước tiên, hãy xét đến việc Eximbank mua cổ phần của Sacombank. Ngân hàng này nói là để đa dạng hóa việc phân bổ nguồn vốn thay vì chỉ tập trung cho tín dụng. Số tiền Eximbank bỏ ra để mua khoảng 10% cổ phần Sacombank, ước vào khoảng 1.600 tỉ đồng (1.2012). Trong thời buổi doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng có thể hưởng mức lãi trên 16%, tại sao phải lấy tiền đi đầu tư cổ phiếu? Còn Ngân hàng Phương Nam thì sao? Xét về động cơ cá nhân, chắc chắn ông Trầm Bê biết rằng để Phương Nam phát triển lên như Sacombank phải mất ít nhất từ 10-15 năm. Thay vào đó, khi giá cổ phiếu STB xuống thấp, ông Bê có cơ hội sở hữu cổ phần của một ngân hàng thương mại cổ phần lớn. Hơn nữa, việc muốn thay đổi cơ cấu cổ đông tại Sacombank cũng không phải là chuyện khó vì lượng cổ phiếu mà các nhân sự chủ chốt Sacombank nắm giữ khá mỏng. Năm 2010, ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, nắm giữ trên 4%; ông Đặng Hồng Anh, con trai của ông Thành, 3,5%; bà Huỳnh Quế Hà, Phó Chủ tịch Sacombank, 1,38%. Nghĩa là ông Bê hoàn toàn có thể tham gia Hội đồng Quản trị Sacombank. Thế trận Cuối năm 2010, báo chí đã viết về một vụ thâu tóm, nhưng chưa ai dám khẳng định vụ này có diễn ra. Tháng 8.2011, việc Dragon Capital bán 6,66% cổ phần Sacombank sau 10 năm nắm giữ đã bứt dây động rừng. Sacombank một mặt phủ nhận tin đồn, mặt khác lại có những động thái phòng thủ như đăng ký mua 100 triệu cổ phiếu quỹ và quy cổ phiếu STB về một mối. Sau đó, lần lượt các cổ đông lớn là Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE), Ngân hàng ANZ nói lời chia tay với Sacombank. Ngày 9.1.2012 REE hoàn tất thoái 3,924% vốn khỏi Sacombank. Ngày 10.1, ANZ cũng bán 9,61% vốn tại ngân hàng này. REE thì bán cho một nhóm cổ đông trong nước, còn ANZ bán cho Eximbank. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị REE, cho biết Công ty đã chuyển hướng từ đầu tư tài chính sang đầu tư chiến lược. Do khả năng REE tăng cổ phần nắm giữ tại Sacombank lên 20% là thấp, nên Công ty quyết định bán. Hơn nữa, REE hiện ưu tiên đầu tư ngành điện nước chứ không phải ngân hàng. Diễn biến mới nhất hiện nay là phía đi thâu tóm đã tập hợp đủ lực lượng cho một cuộc tổng tiến công. Một lãnh đạo cấp cao tại ACB (không muốn nêu tên) tiết lộ liên minh thâu tóm đã nắm trong tay khoảng 53% cổ phần Sacombank. Còn liên minh của ông Đặng Văn Thành đang nắm giữ khoảng 36%. Có người cho rằng phe đi thâu tóm hầu như đã thắng. Tuy nhiên, một thành viên Hội đồng Quản trị của Sacombank chia sẻ với NCĐT rằng muốn chi phối Sacombank phải nắm trên 65% cổ phần, còn chuyện phe thâu tóm nắm được bao nhiêu chỉ là mới đồn đoán, chứ chưa xác thực. Bỗng nhiên vị này nói thêm: “Sacombank có ngày hôm nay, là biết bao công sức của chúng tôi...”. Về chuyện này, ông Đỗ Minh Toàn, Phó Tổng Giám đốc ACB, chỉ nhận xét: “Không ai cướp Sacombank cả”. Liên quan đến chuyện thâu tóm Sacombank cũng có một số vấn đề gây nhiều tranh cãi. Trong đó có việc Sacombank mua 100 triệu cổ phiếu quỹ. Mua 100 triệu cổ phiếu đồng nghĩa bỏ ra khoảng 2.000 tỉ đồng trong bối cảnh nhiều ngân hàng cần tiền mặt. Động thái này có thể là để bảo vệ quyền lợi cổ đông lớn. Mặc dù không phủ nhận việc mua cổ phiếu quỹ là để che chắn trước lực thâu tóm, một thành viên Hội đồng Quản trị Sacombank cũng nêu lên quan điểm của mình: “Có nhiều người nói chúng tôi trục lợi từ Sacombank, nhưng nếu trục lợi, chúng tôi đã không giữ tỉ lệ cổ phiếu thấp như thế”. Vị này nói thêm: “Chúng tôi có mạnh, có tốt thì mới có nhiều người muốn đầu tư. Nhưng nếu muốn tốt cho Sacombank, nhà đầu tư phải gặp lãnh đạo để bàn bạc đường lối chiến lược. Chứ như những gì đã thấy thời gian qua, câu hỏi đặt ra là họ muốn đoạt Sacombank để phục vụ mục đích gì?”. Cho đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ. Nhưng chắc chắn sẽ có những gương mặt mới trong Đại hội cổ đông Sacombank tổ chức vào tháng 4 tới. Vì đối tượng đi thâu tóm là một liên minh chứ không phải cá nhân, nên câu hỏi đặt ra bây giờ là họ sẽ phân chia quyền lợi như thế nào? Có thống nhất được với nhau không hay cũng sẽ có một cuộc chiến trong chính liên minh này? Với tỉ lệ cổ phiếu hiện tại, ông Thành vẫn có thể ngồi trong Hội đồng Quản trị và tìm cách xoay chuyển cục diện. Ngày 14.2.2012, Sacombank cho biết trong năm nay sẽ tăng 17% vốn điều lệ, lên hơn 11.700 tỉ đồng. Đây có thể là một nước cờ mới của ông Thành để bảo vệ Sacombank. Quân Phan NHỊP CẦU ĐẦU TƯ

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến