Vài nét về hoạt động M&A nửa đầu năm 2012
( PL&XH) Hoạt động M&A trong thời gian 6 tháng đầu năm 2012 có nhiều sôi động. Qua thời gian này chúng ta cũng rút ra được một vài nét đặc trưng của các thương vụ M&A năm 2012.
Những xu hướng này mang tính chất dự báo cho một thị trường M&A nhiều màu sắc và hút khách.
Thương vụ M&A ở Việt Nam bên mua " nội" nhiều hơn "ngoại".
Điều đặc biệt lưu là, các thương vụ gần đây doanh nghiệp nội tham gia với vai trò bên mua ngày càng nhiều. Doanh nghiệp trong nước mua lại các tài sản của các doanh nghiệp nước ngoài. Từ những năm 2009 các thương vụ M&A mà doanh nghiệp nội mua lại doanh nghiệp ngoại cũng đã xảy ra nhưng còn chưa phổ biến.Những ví dụ điển hình như: Năm 2009 thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã mua lại 100% vốn Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng của Campuchia; Năm 2010, có thể Viettel sẽ mua lại 60% cổ phần của mạng di động Teletalk tại Bangladesh với giá trị giao dịch là 300 triệu đô la Mỹ. Công ty Viễn thông Teleco tại Cộng hòa Haiti với giá trị 59 triệu đô la Mỹ lúc nước này khủng hoảng nặng nền nhất. Gần đây nhất Công ty Điện tử Hanel mua lại 70% vốn góp của đối tác Hàn Quốc (Daewoo E&C) trong Khách sạn Daewoo tại Hà Nội. Tập đoàn BRG mua lại cổ phần của Khách sạn Hilton, Tập đoàn Thiên Minh mua lại chuỗi khách sạn mang thương hiệu Victoria, Công ty cổ phần Sao Sáng Sài Gòn mua lại Dự án Peninsula của JSM Indochina Ltd… và rất nhiều các thương vụ khác.
Đây cũng là một cách rút quân âm thầm của các nhà đầu tư nước ngoài khỏi thị trường Việt Nam khi khủng hoảng kéo dài và chưa có cách nào khắc phục.Xu hướng doanh nghiệp nội tham gia ngày càng nhiều vào các thương vụ cũng thể hiện được một phần về sức khỏe của các doanh nghiệp lớn của Việt Nam.
M&A bất động sản: bán quá nhiều, mua quá ít.
Thực tế mà nói thì hoạt động M&A của chúng ta trong giai đoạn hai năm trở lại đây mang nhiều đặc trưng riêng. Các hoạt động M&A của chúng ta không chỉ chịu sự tác động của thị trường tài chính trong nước, mà còn tác động bởi những lý luận đang còn mới mẻ, thị trường non trẻ chưa hoàn thiện mà đang hình thành. Hoạt động chào bán M&A bất động sản quá nhiều, chủ yếu đi vào hướng bán doanh nghiệp có gắn liền với dự án, mà đặc biệt là dự án bất động sản. Hoạt động bán doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cũng có đặc trưng riêng. tính chặt chẽ và khó khăn về thủ tục chuyển nhượng các dự án bất động sản nên trong các thương vụ M&A bất động sản hay chọn hình thức mua cả doanh nghiệp trong đó có bất động sản hơn là hình thức mua dự án.Hoạt động này diễn ra nhanh chóng bằng cách mua lại phần vốn góp, cổ phần trong công ty, mà công ty đó nắm giữ dự án bất động sản.
( Ảnh có tính chất minh họa)
Trong tình hình tài chính khó khăn, hoạt động huy động vốn khan hiếm, tính thanh khoản thấp, các dự án xây dựng và bất động sản không còn tiền để thực hiện. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải " cầm cự", và hết thời kỳ có thể " trụ " được trong việc trả lãi suất ngân hàng, thì chủ đầu tư nghĩ đến M&A. Bán là giải pháp cuối cùng, và là kết quả của một sự thanh lọc trong thị trường bất động sản. M&A trong lĩnh vực bất động sản đôi khi còn thể hiện sự bất lực của các chủ đầu tư dự án trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư và đầu ra của sản phẩm. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu có sự thanh lọc các chủ đầu tư. Chủ dự án bất động sản tìm đến M&A như một giải pháp tìm kiếm nguồn tiền để thực hiện các nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng, với các khoản tín dụng vay mượn để phục vụ dự án mà không có tính thanh khoản cao. Chúng ta có thể dạo qua trang website trực tuyến sanduan.vn để có thể nhìn thấy hoạt động rao bán doanh nghiệp vô cùng phong phú, nhưng bên mua có vẻ " vắng bóng".Trong tình hình tài chính khó khăn, hoạt động huy động vốn khan hiếm, tính thanh khoản thấp, các dự án xây dựng và bất động sản không còn tiền để thực hiện. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp phải " cầm cự", và hết thời kỳ có thể " trụ " được trong việc trả lãi suất ngân hàng, thì chủ đầu tư nghĩ đến M&A. Bán là giải pháp cuối cùng, và là kết quả của một sự thanh lọc trong thị trường bất động sản. M&A trong lĩnh vực bất động sản đôi khi còn thể hiện sự bất lực của các chủ đầu tư dự án trong việc tìm kiếm nguồn đầu tư và đầu ra của sản phẩm. Đây cũng là giai đoạn bắt đầu có sự thanh lọc các chủ đầu tư. Chủ dự án bất động sản tìm đến M&A như một giải pháp tìm kiếm nguồn tiền để thực hiện các nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng, với các khoản tín dụng vay mượn để phục vụ dự án mà không có tính thanh khoản cao. Chúng ta có thể dạo qua trang website trực tuyến sanduan.vn để có thể nhìn thấy hoạt động rao bán doanh nghiệp vô cùng phong phú, nhưng bên mua có vẻ " vắng bóng".
Hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản như một sự dự báo trước sẽ có một môi trường thực sự về thị trường bất động sản trong sạch và hướng về giá trị thực. Tín dụng thắt chặt, khiến nhiều thương vụ chào bán trong M&A tăng lên. Tuy nhiên lượng mua trong M&A bất động sản lại không hề tăng, thậm chị giảm do chủ đâu tư không mấy tha thiết với bất động sản giai đoạn nửa đầu năm 2012 này. Nguồn cầu của thị trường bất động sản cũng chậm chạm, không mấy phát triển khiến chủ mua trong M&A cũng chẳng thể mạo hiểm mà tung tiền ra mua, rồi xây dựng và không bán được hàng.
Một thực tế là: Mua ít, bán nhiều trong lĩnh vực M&A bất động sản đã xảy ra nhiều hơn trong 6 tháng đầu năm 2012. Các thương vụ M&A bất động sản thực chất mới nằm lại ở góc độ chào bán là nhiều. Doanh nghiệp nội cũng " lăn xả" vào các cuộc ngả giá, tuy nhiên huy động nguồn tiền để thực hiện các thương vụ M&A không hề dễ dàng . Có thể trong tương lai năm 2013, 2014 thị trường bất động sản sẽ khôi phục hay không chúng ta cũng chưa rõ. Nhưng có một điều chắc chắn là sau đợt khủng hoảng này, thanh lọc bằng hoạt động M&A thì những nhà đầu tư có tiền lực sẽ " rủng rỉnh" đầy túi, còn phía bán trong các thương vụ M&A bất động sản có thể bị thua thiệt do thế của bên bán đang " lép vế".
Xu hướng "Á hóa" trong lĩnh vực M&A.
Trong 6 tháng đầu năm 2006, tại khối doanh nghiệp ASEAN các thương vụ giao dịch đã đạt được mức 26,2 tỷ USD , tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm bằng cả con số của năm 2011.
Cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) là 92,4 tỉ đô, riêng Việt Nam đạt 1,5 tỉ đô la chỉ trong 3 tháng đầu năm ( Chưa có số liệu 6 tháng) .. Điều này chứng tỏ một xu hướng lớn mạnh của hoạt động M&A và cũng thể hiện được tính thời cuộc của nó. Hình thức đầu tư của các ông chủ cũng dần rời xa hình thức cũ là đầu tư từ đầu cho các dự án, đổi lại đi theo thiên hướng đầu tư cho các thương vụ M&A.
Cũng là những dự báo bởi các chuyên gia M&A phân tích, bình luận, theo dõi và đánh giá thì: Trong thời gian đầu năm 2012 và trở về nửa cuối của năm, các hoạt động M&A của các doanh nghiệp châu Á mà đặc biệt là khu vực đang nhiều chuyển động Đông Nam Á có phần tăng trội trên toàn cầu. Các nguồn tiền từ các nước đổ vào Đông Nam Á dự báo sẽ có xu hướng tăng, mà thứ tự cao nhất là Mianma, tiếp đó là Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam... Lý do của việc này là nhờ vào chính sách mở cửa, ưu đãi đầu tư, cũng như khu vực này có nhiều ưu thế để phát triển các ngành hàng tiêu dùng, ngành hàng sử dụng nhiều nhân lực, và là nơi cung ứng nguồn lao động giá rẻ. M&A hướng nhiều vào khu vực này cũng còn là một lý do: hoạt động này còn khá mới mẻ tại Đông Nam Á, kỹ thuật thực hiện M&A của các nhà đầu tư Châu Á, Đông Nam Á còn chưa thông thái, vẫn là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư Châu Âu, Mỹ vốn có nhiều lợi thế và kinh nghiệm.
Khu vực những nước đang phát triển như Việt Nam cũng là một trong những nơi mở cửa cho ưu đãi đầu tư lớn nhất. Quản lý về môi trường còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp và nhà đầu tư FDI tham gia M&A vào Việt Nam cũng là một trong những lợi thế đang "lách" được thuế môi trường rẻ. Sử dụng các chính sách ưu đãi đầu tư vùng miền một cách " béo bở". Ví dụ như các doanh nghiệp đóng trên các địa bàn như Vũng Áng, Nghi Sơn.... là những nơi kêu gọi thu hút FDI lớn và mở rộng thênh thang về ưu đãi cho nhà đầu tư. Điều này khiến M&A trong khu vực châu Á nói chung, và Việt Nam nói riêng vẫn hút được nhà đầu tư Âu, Mỹ ..tham gia và hào hứng với các thương vụ M&A khu vực này.
Xu hướng " Á hóa" hoạt động M&A cũng là chiến lược của Mỹ và Châu Âu trong việc cân bằng cung trên thế giới để đối trọng với Trung Quốc. Hạn chế việc trung Quốc chở thành " nhà máy" của thế giới.
M&A và tập trung vào tiêu dùng, nông nghiệp:
Một xu hướng của khu vực Đông Nam Á về M&A cũng có thể là thiên về các lĩnh vực phân phối, bán buôn, bán lẻ hay nông sản, lương thực và thủy hải sản. Bởi nhẽ những lĩnh vực này vốn dĩ vẫn đang được hưởng nhiều ưu tiên, ưu đãi từ góc độ chính sách của chính phủ. Xu thế thị trường phục vụ tiện ích xã hội tăng cao. Các thương vụ M&A hướng vào tiêu dùng cũng còn dựa vào xu thế phát triển của khu vực. Ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là những nước đang phát triển, nhu cầu tiêu dùng lớn lên từng ngày. Người dân thực sự chưa thỏa mãn trong tiêu dùng, đặc biệt là nhu cầu với hàng sa sỉ còn nhiều, lợi thế này khiến các nhà đầu tư Âu, Mỹ hướng vào khu vực này nhiều hơn, nhằm đáp ứng sự thỏa mãn của nguồn cầu rộng lớn này.
Đặc biệt hơn, rào cản tham gia ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy hải sản, phân phối rất khó khăn cho nhà đầu tư ngoại bởi yếu tố văn hóa tiêu dùng. Vậy nên nếu lựa chọn đầu tư từ đầu, e rằng khó có thể thành công.
Giải pháp chọn M&A là hướng tiếp cận được các nhà đầu tư ưu tiên thông qua việc mua lại cổ phiếu, cổ phần, đầu tư vào các doanh nghiệp vốn dĩ đang hoạt động tốt hoặc khó khăn cần thực hiện M&A để bán doanh nghiệp. Hơn nữa cân đối lương thực toàn cầu, hay hàng tiêu dùng " giá mềm" ở các nước Châu Âu, Mỹ trong khủng hoảng ngày càng tăng. Vậy nên việc đầu tư vào lĩnh vực này ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là đúng sách. Cách này nhà đầu tư cũng tạo ra được nguồn hàng cung cấp xuất khẩu ngược lại Âu, Mỹ mang lợi nhuận cao.
Về nông nghiệp, vì Việt Nam là đất nước thiên về nông nghiệp, trên 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Do đó, đây là ngành có tiềm năng phát triển, phù hợp với xu hướng tăng trưởng phát triển của thế giới luôn cần lương thực, thực phẩm. Hơn nữa, một số nước lớn như Mỹ, châu Âu… họ đang có nhu cầu lớn về sản phẩm của lĩnh vực này để phục vụ đất nước.
Nhưng để hai lĩnh vực nông nghiệp và phân phối bán lẻ thâm nhập thị trường không dễ, nên việc khối " doanh nghiệp ngoại" đầu tư gián tiếp thông qua mua lại, mua cổ phần chiến lược có phần thuận lợi hơn là gây dựng từ đầu. Điều này chắc chắn sẽ làm cho làn sóng doanh nghiệp nước ngoại mua cổ phiếu Việt Nam trong lĩnh vực này sẽ còn kéo dài.
Với xu thế " Á hóa" hoạt động M&A, tập trung đầu tư vào các nước đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam cũng cần có bàn tay điều hành của chính phủ một cách khôn khéo để vừa tạo ra được môi trường tốt, vừa tránh được " thâu tóm". Doanh nghiệp ngoại lấn áp nội, kiểm soát thị trường sẽ tạo ra khó khăn trong chống độc quyền. Rào cản kỹ thuật linh hoạt cũng nên được đặt ra bằng việc khống chế tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư ngoại trong một số lĩnh vực. Cam kết WTO về hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam cùng lộ trình ra nhập WTO của chúng ta đang phát huy tốt tác dụng này.
Xu thế đầu tư thông qua lĩnh vực M&A mạnh mẽ khiến pháp luật của chúng ta đang bị " cán đích chậm" và còn nhiều khe hở cho nhà đầu tư " lách" luật. Cần hoàn thiện sớm hành lang pháp lý trong M&A để chúng ta có thể quản lý nhà nước về lĩnh vực này tốt nhất.
(Vũ Dũng)
LINK GỐC: http://phapluatxahoi.vn/kinh-doanh/vai-net-ve-hoat-dong-ma-nua-dau-nam-2012-38475
( SÀN DỰ ÁN tổng hợp)
Bình luận
Bình luận bằng Facebook