/ / / /

Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh, hạn chế và ưu điểm trong M&A ( Bài 44)


Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh, hạn chế và ưu điểm trong M&A ( Bài 44)

Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A .Tuy nhiên, cơ chế điều chỉnh hiện nay của Việt Nam đã thể hiện những điểm hạn chế và ưu điểm như sau:

Quan điểm về hoạt động mua lại và sáp nhập trong pháp luật Việt Nam lại là quan điểm về hoạt động mua lại của thế giới vì kết quả của những hoạt động này đều đưa đến sự chấm dứt tồn tại của một bên đối tác.

Quan đỉểm về hoạt động hợp nhất trong luật pháp Việt Nam lại là quan điểm về hoạt động sáp nhập theo quan điểm của thế giới, vì kết quả của chúng đều dẫn đến sự chấm dứt sự tồn tại của các bên tham gia trong giao dịch.

Cơ chế điều chỉnh chưa có qui định về hoạt động mua lại tài sản của doanh nghiệp mà chỉ có qui định về việc thực hiện mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong Luật chứng khoán. Việc mua lại tài sản doanh nghiệp, nhất là đối với tài sản vô hình (thương hiệu) rất là phổ biến. Hình thức mua lại tài sản vô hình của doanh nghiệp về đây là một mảng giao dịch rất phổ biến trên thị trường M&A còn thiếu vắng bóng.

Vẫn chưa xác định cơ quan nào sẽ quản lý trực tiếp thị trường M&A. Hiện tại có qui định Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý khía cạnh tập trung kinh tế của các hoạt động mua lại sáp nhập doanh nghiệp. Còn đối với các vụ M&A chưa đến mức chiụ sự quản lý của Cục quản lý cạnh tranh thì ai sẽ quản lý? Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt động M&A, điều đó gây đến một thực trạng hiện nay là khung pháp lý cho hoạt động này còn bỏ trống rất nhiều chỗ. Nguyên nhân chính cho những vấn đề trên chính là sự thiếu hiểu biết của một bộ phận lớn các nhà quản lý, lãnh đạo và làm luật về hoạt động khá mới mẻ, một hoạt động là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

 Cơ chế điều chỉnh hiện hành thiếu hẳn các qui định:

Thứ nhất, về giao dịch M&A có yếu tố nước ngoài.

Thứ hai, ngưỡng kiểm soát theo doanh thu của các bên tham gia, ngưỡng kiểm soát dựa trên giá trị thương vụ, ngưỡng kiểm soát trên số đầu vụ tính theo năm, ngưỡng kiểm soát trên một Doanh nghiệp nước ngoài sở hữu nhiều công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam trong các lĩnh vực liên quan 

Thứ ba, về nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các thương vụ M&A. Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động các tác động không chỉ với chính bản thân các doanh nghiệp tham gia trực tiếp mà còn có cả đối với người lao động. Thông thường, đây là giai đoạn chuyển giao quyền sở hữu và cách thức tổ chức doanh nghiệp nên người lao động là đối tượng thường bị bỏ quên khi và những quyền lợi liên quan đến doanh nghiệp trước hay sau khi sáp nhập nên rất cận văn bản qui định cho hoạt động M&A.

Thứ tư, về công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động của thị trường này nhằm hạn chế những tác hại tiêu cực như thâu tóm doanh nghiệp, độc quyền hay sự đánh mất thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt hơn là giám sát sau thương vụ và với các thương vụ chưa đạt ngưỡng kiểm soát nhưng lại cần thiết phải báo cáo vì có nguy cơ độc quyền trong tương lai.

Thứ năm, về bảo vệ quyền lợi của cổ đông bởi vì hoạt động M&A trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông (giá trị cổ phần). Sự thành công của thương vụ có thể mang lại cho họ sự gia tăng giá trị cổ phần rất lớn, nhưng ngược lại thì cổ đông là người gánh chịu trực tiếp đối với sự thất bại đó. Trong đó, nhóm cổ đông nhỏ (cổ đông thiểu số), là nhóm cổ đông không thể tham gia trực tiếp vào việc quyết định các vấn đề lớn của công ty, sẽ chịu tác động lớn nhất từ kết quả của thương vụ M&A. Do đó cũng cần một qui định mang tính pháp lý rõ ràng để bảo vệ lợi ích cho cổ đông của doanh nghiệp, bao gồm cả góp vốn liên doanh.

Thứ sáu, về cơ chế điều chỉnh về quy định về việc qui định công bố thông tin của doanh nghiệp (là công ty cổ phần đại chúng) tham có tham gia hoạt động M&A kể cả đạt ngưỡng và chưa đạt ngưỡng kiểm soát; Mặc dù đã được qui định Luật chứng khoán.

Đọc thêm ở bài 43: Nghiên cứu M&A: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về M&A ( Bài 43)

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến