Luật sư Vũ Ngọc Dũng và talk show về xâm phạm quyền tác giả
Quyền tác giả là gì?
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói của người khác;
- Tác phẩm báo chí;
- Tác phẩm âm nhạc;
- Tác phẩm sân khấu;
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra bằng phương pháp tương tự;
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
- Tác phẩm nhiếp ảnh;
- Tác phẩm kiến trúc;
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
- Tác phảm văn học, nghệ thuật dân gian;
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng chứ không bảo hộ bản thân ý tưởng. Sự sáng tạo được pháp luật quyền tác giả bảo vệ là sự sáng tạo về việc chọn lọc và sắp xếp từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, bộ phận tạo hình, mã máy tính v.v…Do vậy, về cốt truyện, ý tưởng, ý nghĩa … của các tác phẩm có thể rất tương tự nhau nhưng cách thức thể hiện, sự sắp xếp ngôn từ v.v… được sử dụng để mô tả sẽ tạo ra tác phẩm gốc và được bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả hay tác quyền hoặc bản quyền là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) không bị vi phạm bản quyền, ví dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. Một phần người ta cũng nói đó là sở hữu trí tuệ (intellectual property) và vì thế là đặt việc bảo vệ sở hữu vật chất và sở hữu trí tuệ song đôi với nhau, thế nhưng khái niệm này đang được tranh cãi gay gắt. Quyền tác giả không cần phải đăng ký và thuộc về tác giả khi một tác phẩm được ghi giữ lại ít nhất là một lần trên một phương tiện lưu trữ. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng tạo này mới, có một phần công lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính chất duy nhất.
Công ước Berne cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau khi qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác quyền dài hơn
Không giống như các quyền sở hữu trí tuệ buộc phải đăng ký để xác lập quyền sở hữu, quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính. Một tác phẩm đã được sáng tạo ra được coi là đã bảo hộ quyền tác giả ngay sau khi được định hình. Do đó, việc đăng ký với cơ quan quản lý quyền tác giả với mục đích chủ yếu là xác định và phân biệt tên gọi của tác phẩm, đặc biệt là tạo ra chứng cứ ban đầu trước tòa án trong các tranh chấp về quyền tác giả và điều này sẽ tiết kiệm nguồn lực cho tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả khi chứng minh tác phẩm là của mình và được quyền sử dụng.
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng nhiều, trong đó có quyền tác giả. Việc tác giả thường xuyên bị xâm phạm, bị bắt trước và biết bao công sức của tác giả đã biến mất khi tác phẩm bị lạm dụng để khai thác kinh tế bất hợp pháp.
Mời bạn tham gia xem chương trình Talk show dưới đây với Luật sư Vũ Ngọc Dũng để hiểu rõ hơn tình hình vi phạm, cách thức ngăn chặn và xử lý. Nhà báo và Công luận là đơn vị trhuwojcj hiện chương trình này.
Quyền mà chỉ tác giả mới được thực hiện:Tác giả của tác phẩm có thể ngăn cấm, cho phép:
- Tái bản dưới nhiều hình thức khác nhau, như bản in hoặc bản ghi âm;
- Phân phối lần đầu tiên đến công chúng thông qua bán và chuyển nhượng sở hữu trong các bản sao hữu hình;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao (đối với chương trình máy tính, bản ghi âm, cũng như các tác phẩm nghe nhìn);
- Biểu diễn trước công chúng, đối với một vở kịch hoặc tác phẩm âm nhạc;
- Sao chép, dưới dạng đĩa CD, bằng việc sao lưu vào các thiết bị khác;
- Phát sóng, thông qua truyền thanh, cáp quang và vệ tinh;
Việc xâm phạm bản quyền tác giả ngày càng diễn ra tràn lan, trên phương tiện internet các nền tảng công nghệ khác nhau. Đặc biệt thời kỳ 4.0 việc xâ pham càng dễ dàng và việc ngăn chặn càng trở nên khó khăn hơn.
Mời các bạn đón xem buổi Talk show giữa MC - Nhà báo và Công Luận, Nhà sản xuất Hoàng Thảo và Luật sư Vũ Ngọc Dũng trong buổi trực tiếp sau đây:
https://congluan.vn/dien-dan-cong-luan-ban-quyen-tac-gia--lam-the-nao-de-bao-ve-tac-gia-tac-pham-v67100.html
Bình luận
Bình luận bằng Facebook