/ / / /

Nghiên cứu M&A: Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( Bài 9)


Nghiên cứu M&A: Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( Bài 9)

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ( M&A)

 Khái niệm về hoạt động M&A (  mua bán & sáp nhập doanh nghiệp)

Mua bán Doanh nghiệp trên thế giới được coi là một ngành viết tắt là M&A (Mergers&Acquisitions) có nghĩa là mua bán sáp nhập DN. Đây là hình thức đầu tư trực tiếp. Trong đó nhà đầu tư đem tiền đến mua lại hoặc sáp nhập với cơ sở kinh doanh đã có sẵn .Trên thế giới đây là một ngành đã hình thành từ lâu và cũng rất nhộn nhịp ở các nước phát triển nhưng ở nước ta mới hình thành trong vài năm trở lại đây và chỉ thực sự có nhiều thương vụ mua bán khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động từ năm 2000.

Theo Điều 17.3 luật cạnh tranh 2004 sửa đổi, bố sung năm 2010 “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của DN khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một nghành nghề của doanh nghiệp bị mua lại

Chẳng hạn, một Công ty X mua lại tài sản của công ty Y đồng nghĩa với việc công ty Y chỉ còn lại tiền mặt (và nợ nếu trước đó có nợ). Hoạt động M&A có thể được thực hiện khi một công ty tư nhân mua lại một DN đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong một thời gian tương đối ngắn tức là một công ty tư nhân có triển vọng lớn muốn tăng vốn sẽ mua công ty đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán để biến minh thành công ty đại chúng và được phát hành cổ phiếu. 

Mục tiêu của các vụ mua bán là tạo ra sự cộng hưởng và nâng cao giá trị của DN so với từng DN riêng lẻ. Tuy nhiên sự thành công của hoạt động M&A tuỳ thuộc vào việc có đạt được sự cộng hưởng hay không.


Như vậy, mua lại doanh nghiệp gồm hai trường hợp: mua lại một phần hoặc mua lại toàn bộ DN. Tuy nhiên, mua lại toàn bộ DN về bản chất chính là hình thức sáp nhập DN, người mua trở thành chủ sở hữu DN cũng như tài sản của DN, được hưởng các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của DN đó. Sự khác biệt giữa hai hình thức này, đó là việc DN bị mua lại có chấm dứt tồn tại hay không? Điều đó tuỳ thuộc vào ý trí chủ quan của doanh nghiệp mua, nếu DN bị chấm dứt tồn tại thì đó chính là sáp nhập, còn nếu nó tiếp tục hoạt động như một chủ thể độc lập thì sẽ trở thành công ty con trong một tập đoàn kinh tế .

Mua lại một phần DN được thực hiện dưới hình thức mua tài sản, cổ phần của DN khác đủ để kiểm soát chi phối hoạt động của DN bị mua lại.

Như vậy, thông qua TTKT nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thông qua việc kế thừa các giá trị của DN bị mua bị sáp nhập. Mua bán DN với tư cách là một hình thức TTKT, việc tập trung nguồn lực sẽ tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ, ngăn cản sự ra nhập thị trường của nhà đầu tư mới, giảm thiểu rủi ro. Việc đầu tư bằng hình thức mua bán sáp nhập sẽ làm tăng giá trị của DN mới.


Luật cạnh tranh có một số qui định về hình thức thực hiện M&A. Tập trung kinh tế gồm các hình thức sau đây:

- Sáp nhập Doanh nghiệp : “Sáp nhập Doanh nghiệp là việc một hoặc một số Doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một Doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại cua Doanh nghiệp bị sáp nhập(Theo điều 17.2 Luật cạnh tranh 2004).  Như vậy, sau khi bị sáp nhập Doanh nghiệp bị sáp nhập không còn tồn tại và bị xoá tên trong Sổ đăng kí kinh doanh, còn Doanh nghiệp nhận sáp nhập được hưởng mọi tài sản cũng như các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Doanh nghiệp bị xoá sổ kia.

- Hợp nhất Doanh nghiệp : “Hợp nhất Doanh nghiệp là việc hai hay nhiều Doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một Doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các DN bị hợp nhất.” (Theo điều 17.2 Luật cạnh tranh 2004) . Sau khi đăng kí kinh doanh các Doanh nghiệp bị hợp nhất chấm dứt tồn tại, còn công ty hợp nhất mới thành lập được hưởng tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty bị hợp nhất.

- Liên doanh giữa các Doanh nghiệp: “Liên doanh giữa các Doanh nghiệp là việc hai hay nhiều Doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một DN mới” (Theo điều 17.4 Luật cạnh tranh 2004). Việc liên doanh này có thể được tiến hành giữa các DNVN với một hoặc nhiều DN nước ngoài, miễn là có mục đích thành lập một DN mới. Tuy nhiên không phải liên doanh nào cũng là tập trung kinh tế mà nó sẽ trở thành một hình thức tập trung kinh tế trong trường hợp kết quả của liên doanh là sự ra đời của một tổ chức độc lập.

- Các hình thức tập trung kinh tế khác nhằm kiểm soát, chi phối hoạt động của DN khác.

  Đây là cách xây dựng pháp luật phổ biến của Việt Nam khi sử dụng phương pháp liệt kê nhưng vẫn dự phòng một điều khoản mở cho phép bổ sung khi cần thiết. Về bản chất tất cả các hình thức tập trung kinh tế đều nhằm kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động của Doanh nghiệp khác.

Như vậy mua bán Doanh nghiệp là một hình thức Tập trung kinh tế nên nó chịu sự điều chỉnh của Luật cạnh tranh 2004. Đây là hoạt động kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đối với cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, thì tự do thương mại sẽ đặt các Doanh nghiệp trong nước trước những thời cơ và thách thức lớn đòi hỏi mỗi Doanh nghiệp phải tự vận động để nâng cao sức cạnh tranh các Doanh nghiệp trong nước phải biết liên kết sức mạnh với nhau có như vậy mới không thua ngay trên sân nhà.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến