/ / / /

Nghiên cứu M&A: Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A ( Bài 31, phần 1)


Nghiên cứu M&A: Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A ( Bài 31, phần 1)

Hình thức mua lại doanh nghiệp và quyền kiểm soát chi phối các thương vụ M&A trong pháp luật Việt Nam

Trong quy định của Luật cạnh tranh về M&A  về quyền kiểm soát, chi phối doanh nghiệp mục tiêu làm tiêu chí nhận diện thương vụ mua lại doanh nghiệp. Việc nhận diện một thương vụ M&A  trong pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh quy định không phải tất cả các thương vụ điều bị kiểm soát và đều coi là thương vụ mua  lại và sáp nhập doanh nghiệp. Một điều vô cùng quan trọng để nhận diện một thương vụ M&A chính là việc mua lại và sáp nhập đó có thực sự kiểm soát và chi phối được doanh nghiệp mục tiêu hay không.

Kiểm soát chi phối trong Luật cạnh tranh dựa trên giá trị quyền biểu quyết trong hệ thống bộ máy quản lý cụ thể là quyền chi phối về các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ xác lập quyền kiểm soát chi phối.

Các hành vi tập trung kinh tế  có quy định hoạt động mua lại doanh nghiệp tại Khoản 3, Điều 17, Luật cạnh tranh: “mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”

Với Luật cạnh tranh quy định cả về việc mua cổ phần đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp,  đồng thời cũng quy định rõ về việc mua lại tài sản một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác nhằm mục đích quản lý, chi phối để sinh lời. Luật cạnh tranh lại quy định việc chi phối đó dựa trên giá trị quyền biểu quyết trong hệ thống bộ máy quản lý cụ thể là quyền chi phối về các chính sách tài chính, hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại làm căn cứ xác lập quyền kiểm soát chi phối. Tiêu chí đánh giá có phải là một thương vụ mua lại doanh nghiệp hay không chính là xem xét trên mức độ chi phối một doanh nghiệp mục tiêu mà thương vụ mang lại.

 Tại Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định: quyền kiểm soát hoặc chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp khác được hướng dẫn chi tiết hơn như sau: “là trường hợp một doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp kiểm soát) giành được quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp khác (sau đây gọi là doanh nghiệp bị kiểm soát) đủ chiếm được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp bị kiểm soát đủ để doanh nghiệp kiểm soát chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp bị kiểm soát nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị kiểm soát”.

Luật cạnh tranh xem yếu tố kiểm soát, chi phối các chính sách tài chính và hoạt động doanh nghiệp mục tiêu với tiêu chí chính là quyền bỏ phiếu. Tuy nhiên Luật cạnh tranh lại không chỉ ra được cách thức để tạo được quyền kiểm soát và chi phối này thực hiện ra sao, và làm thế nào để có quyền bỏ phiếu đó.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến