/ / / /

Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Malaysia và Singapore( Bài 4)


Nghiên cứu M&A: Tình hình nghiên cứu M&A ở Malaysia và Singapore( Bài 4)

Tình hình nghiên cứu M&A  ở Malaysia

Mặc dù, luôn chào đón các nhà đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ Malaysia vẫn cố gắng tăng tỷ lệ sở hữu của công dân Malaysia và Bumiputra (người Malaysia bản địa) ở các công ty bị M&A. Với mục đích đó, Malaysia luôn đảm bảo rằng tỷ lệ sở hữu trong nền kinh tế Malaysia theo  tỷ lệ tối thiểu là 30% sở hữu thuộc về Bumiputra, 40% thuộc về người Malaysia khác và tối đa 30% thuộc về người nước ngoài.

Các công trình chủ yếu đi vào nghiên cứu  hình thức đầu tư mua lại cổ phiếu, theo đó tiếp cận theo phương thức quản lý nhà nước về việc báo cáo, xin giấy phép, cụ thể là nhà đầu tư nước ngoài phải xin phép Cục đầu tư nước ngoài nếu như mua mua lại hơn 15% cổ phiếu của công ty nội địa hoặc mua cổ phiếu với tổng giá trị hơn 10 triệu ringgit Malaysia (RM 10.000.000). Đối với hình thức đầu tư mua lại tài sản, nhà đầu tư nước ngoài cũng phải xin phép cục đầu tư nước ngoài và chỉ được phép mua tài sản có giá trị lớn hơn 150.000 Ringgít Malaysia, đồng thời không bị giới hạn số tài sản được mua.

Về vấn đề người lao động, trước khi tiến hành M&A thì nhà đầu tư nước ngoài không cần phải lấy ý kiến người lao động. Công ty mới chỉ cần đảm bảo sao cho người lao động vẫn giữ được các điều kiện làm việc như trước đây. Các công ty phải cố gắng tuyển dụng và đào tạo người Malaysia sao cho họ có thể tham gia vào các vị trí trong công ty.

Nói chung, Malaysia không có luật chống độc quyền áp dụng với tất cả các ngành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông thì có luật  về chống độc quyền theo đó nhà đầu tư nước ngoài không được phép đầu tư vào những dự án làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường viễn thông.

Về thuế, Malaysia chỉ đánh thuế thu nhập 20% đối với 500.000 Ringgit đầu tiên và 25% đối với số thu nhập còn lại.


Tình hình nghiên cứu M&A  ở Singapore

Các công trình nghiên cứu lập pháp ở Singapo chủ yếu đi vào nghiên cứu về cách thức và hình thức tiến hành các vụ M&A. Như là một hình thức tiếp cận hậu M&A và xây dựng mô hình M&A trong các thương vụ giao dịch. Luật công ty của Singapoo có hiệu lực ngày 15/6/2005 có quy định chặt chẽ đối với các hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty. Luật Singapo thì quy định sau khi sáp nhập (Hợp nhất) hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất còn lại hoặc là sẽ hình thành một công ty hoàn toàn mới. Hình thức phổ biến của Singapo vẫn là mua lại tài sản hoặc mua lại cổ phiếu của nhau. Các quy định chống độc quyền của Singapo không được Luật hóa mà chỉ đơn thuần là một số lĩnh vực được thực hiện trong các quy định ngành như: Viễn thông, bưu điện, dịch vụ công, dầu khí...

Như vậy, sau khi tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu về pháp luật Mỹ, Châu Âu, và một số nước Châu Á, tác giả nhận thấy cần có một góc nhìn tổng thể về các vấn đề pháp lý trong M&A. Việc nghiên cứu này sẽ giúp cho việc nhận thức pháp lý tổng quát hơn trong sự biện chứng giữa các góc độ pháp lý trong một thương vụ M&A. Nhìn ở góc độ Luật pháp mỗi quốc gia sẽ đi vào điều chỉnh một khía cạnh riêng sâu sắc, tuy nhiên việc điều chỉnh chung ở các khía cạnh pháp lý phổ biến trong một thương vụ điển hình mà pháp luật quốc tế sẽ phải có mẫu số chung là cần thiết.

Luận án sẽ đi vào giải quyết các vấn đề chính sau đây: Khái niệm về M&A; Pháp lý các nước về M&A; Các vấn đề pháp lý thường mắc phải khiến một vụ M&A không thành công ; Vấn đề định giá trong M&A; Vấn đề thuế trong M&A; Vấn đề pháp lý về thương hiệu trong M&A; Vấn đề Lao động trong M&A; Vấn đề Hợp đồng M&A...từ đó hình thành những phương hướng đề xuất giải quyết và khắc phục để tạo ra một hành lang pháp lý trong lĩnh vực M&A. M&A dưới góc độ mua bán tài sản; M&A dưới góc độ mua bán cổ phần, cổ phiếu...

Ở đây tác giả đi vào nghiên cứu về pháp lý cho hoạt động Mua lại, sáp nhập doanh nghiệp gọi tắt là M&A. Hai khái niệm mua lại và sáp nhập dù có thể độc lập nhưng ở Luận án này muốn đề cập tới sự thống nhất trong khái niệm đầy đủ là M&A tức viết tắt của từ Merger adn Acquisiton) theo chuẩn mực quốc tế.

Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp là hoạt động không mới mẻ gì trên thế giới. Hoạt động M&A ở các nước phát triển là một trong các hình thức lựa chọn đầu tư hàng đầu khi các nhà đầu tư muốn ra nhập một ngành nào đó, hoặc muốn tham gia đầu tư họ thường nghĩ tới. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hoạt động mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (gọi tắt là M&A) vốn được quan tâm từ phía nhà hoạch định chính sách. Các luật hiện hành cũng có dự liệu và quy định về hoạt động này. Các nước phát triển thì hoạt động này mạnh mẽ hơn so với các nước đang phát triển cũng bởi hành lang pháp lý, truyền thống, và các vấn đề hỗ trợ từ chính sách xây dựng cho hoạt  động này.

( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999)

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến