/ / / /

Nghiên cứu M&A: Vai trò cơ quan kiểm soát trong M&A ( Bài 40 )


Nghiên cứu M&A: Vai trò cơ quan kiểm soát trong M&A ( Bài 40 )

Quy định về cơ quan kiểm soát hoạt động M&A và những chế tài xử lý vi phạm

Vai trò của cơ quan kiểm soát tập trung kinh tế trong M&A

Xét về lý thuyết và bản  chất pháp lý của cơ quan quản lý cạnh tranh có ý nghĩa  vô cùng cần thiết. Việc xác định tên gọi, mô hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ tạo một bộ máy quản lý tập trung kinh tế hiệu quả.

Cục quản lý cạnh tranh vừa mang tính “hành chính”, vừa mang tính “tài phán”; Hội đồng cạnh tranh mang tính xét xử hành chính. Việc xây dựng một cơ quan quản lý cạnh tranh kết hợp yếu tố “hành chính” và “tài phán” là điều cần thiết cấp bách.  Cơ quan quản lý cạnh tranh hoạt động hiệu quả sẽ đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô của Chính phủ lại đảm bảo sự công bằng và bảo vệ cấu trúc thị trường lành mạnh. Vì vậy,  cơ quan Quản lý cạnh tranh vừa là một cơ quan hành chính vừa là một cơ quan tư pháp sẽ có thể giải quyết được các bất cập của việc quy định cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ là cơ quan hành chính hay chỉ là cơ quan tài phán.

Cơ quan quản lý cạnh tranh là đơn vị thực thi pháp luật cạnh tranh. Trong khi đó Luật cạnh tranh là pháp luật điều tiết thị trường luôn phải phản ứng với các hành vi cạnh tranh đa dạng diễn ra thường xuyên trên thị trường. Các quy định của Luật cạnh tranh mang đặc tính kết hợp hai yếu tố định tính và định lượng.

Vì lẽ đó mà việc thực thi pháp luật luôn phải có tính mềm dẻo cao. Điều này càng cần thiết phải có sự linh hoạt tối đa của cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xem xét các vụ việc tập trung kinh tế. Các yếu tố miễn trừ có thể cấm hoặc có thể miễn trừ sao cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn công việc quản lý nhà nước với thị trường. Việc xây dựng các cơ sở pháp lý của Luật cạnh tranh mở quyền cho cơ quan quản lý cạnh tranh điều tiết thị trường, và giữa pháp luật cạnh tranh và kinh tế có mối liên hệ chặt chẽ và có tính thời cuộc rất cao.

Sự biến động của kinh tế là những quy luật mà Luật cạnh tranh cần phải nghiên cứu sâu sắc. Theo ý kiến nhiều chuyên gia cho rằng” pháp luật cạnh tranh là pháp luật lưỡng tính, bao gồm cả luật công và luật tư.

Vì vậy trong pháp luật cạnh tranh hiện tại chế tài được áp dung cho vi phạm tương đối đa dạng bao gồm cả các biên pháp dân sự, hành chính và kinh tế…do đó pháp luật quy định chế tài của Cục cạnh tranh áp dụng không chỉ đơn giản là phạt hành chính và được quy định khá cụ thể tại Chương IV bao gồm 7 Điều để quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của Cơ quan quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh.

Về Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam, Điều 49 Luật Cạnh tranh quy định như sau:

“1. Chính phủ quyết định thành lập và quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý cạnh tranh.

2. Cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế theo quy định của Luật này;

b) Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

c) Điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

d) Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

đ) Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Từ quy định trên đây, có thể thấy, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam là một cơ quan thuộc hệ thống cơ quan hành pháp mà cụ thể là thuộc Bộ Công thương. Có thể khẳng định điều này là bởi vì Điều 7 Luật Cạnh tranh đã quy định: “1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cạnh tranh. 2. Bộ Thương mại ( nay là Bộ công thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh”. Thủ trưởng Cơ quan quản lý cạnh tranh là do Bộ trưởng Bộ Thương mại đề xuất để Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm (Điều 50 Luật Cạnh tranh).

Trong thủ tục miễn trừ, Cơ quan quản lý cạnh tranh có vai trò như một cơ quan tham mưu, thay mặt cho Công thương đứng ra thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công thhương quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ công thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định (Điều 30 Luật Cạnh tranh).

Xét về chức năng, theo quy định tại Điều 49 Luật Cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh của Việt Nam vừa là cơ quan điều tra, vừa là cơ quan xử lý vừa là cơ quan hành chính.

Ở góc độ cơ quan  điều tra được quy định  qua các Luật như có  quyền điều tra các hành vi hạn chế cạnh tranh,  điều tra các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Ở vai trò là cơ quan xử lý thì thông qua các quyền hạn được trực tiếp xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Dưới góc độ  cơ quan hành chính thể hiện qua nhiệm vụ, quyền hạn kiểm soát quá trình tập trung kinh tế và thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý kiến để Bộ trưởng Bộ Công Thương  quyết định hoặc Bộ trưởng Bộ công  thương trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Trong Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006  hướng dẫn thi hành Luật Cạnh tranh, cũng quy định: Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phối hợp với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ (khoản 1 Điều 1).

Cũng tại Điều 2, Nghị định số 06/2006/NĐ-CP): quy định rõ về quyền và nhiệm vụ của Cục quản lý cạnh tranh như: xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ công thương về các văn bản pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp bán phá giá, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành. Có nghĩa vụ hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp Luật trong lĩnh vực cạnh tranh, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung những quy định không còn phù hợp, quyền điều tra các vụ việc, xử lý vụ việc khi vi phạm, thẩm định hồ sơ miễn trừ, kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, xây dựng hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, doanh nghiệp độc quyền, các trường hợp miễn trừ để bảo vệ người tiêu dùng.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến