/ / / /

Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư


Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư
Ngày 12-4-2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư. Các ý kiến thảo luận tập trung về một số vấn đề như: việc cho phép viên chức là giảng viên pháp luật được phép hành nghề luật sư; bỏ giấy chứng nhận bào chữa; cho phép người đã bị xử lý hình sự làm luật sư; mở rộng đối tượng được yêu cầu luật sư bào chữa
Ngày 12-4-2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư. Các ý kiến thảo luận tập trung vào một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, có nên cho phép viên chức là giảng viên pháp luật được phép hành nghề luật sư Theo quy định của Luật hiện hành thì công chức, viên chức không được hành nghề luật sư. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung được trình ra lần này quy định "viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật” vẫn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư (điểm a, khoản 4, Điều 17). Lý giải cho quan điểm này, cơ quan soạn thảo cho rằng, quy định trên nhằm thu hút những người có trình độ, kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp luật tham gia hành nghề luật sư, góp phần phát triển hợp lý số lượng luật sư, tạo điều kiện cho viên chức giảng dạy pháp luật có thêm kinh nghiệm thực tiễn phục vụ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến khác cho rằng, việc cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được "kiêm nhiệm” hành nghề luật sư sẽ không phù hợp với định hướng xây dựng đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đồng thời có thể làm phát sinh xung đột lợi ích khi luật sư là các giảng viên tham gia tố tụng. Hơn nữa, nghề luật sư là một dịch vụ pháp lý. Luật sư không chỉ là giỏi về kiến thức pháp luật, mà còn phải có kinh nghiệm, có kiến thức và hiểu biết rất rộng về xã hội mới có thể đảm bảo tốt cho dịch vụ pháp lý, đảm bảo quyền lợi ích cho thân chủ, các bị can, bị cáo. Hoạt động xét xử là hoạt động liên tục (không dừng). Liệu giảng viên dạy luật "kiêm” luật sư có thời gian để tham gia xét xử một cách liên tục không? Trong khi đó, luật sư không thể làm ngoài giờ (trừ việc nghiên cứu hồ sơ), vì không có tòa án nào xét xử ngoài giờ hành chính. (Ảnh: Nguồn Báo pháp luật Việt Nam điện tử) Thứ hai, cân nhắc việc bỏ giấy chứng nhận bào chữa Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa là vấn đề nhận được nhiều quan tâm và còn ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng cần bỏ quy định này, nhưng cũng có ý kiến cho rằng chưa nên bỏ. Đa số ý kiến cho rằng, về lâu dài, cần nghiên cứu bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư nhằm bảo đảm tốt hơn quyền của bị can, bị cáo và người bị tạm giữ. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cũng như ý thức pháp luật và tình hình diễn biến tội phạm ở nước ta hiện nay thì trước mắt, việc duy trì quy định cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư trong tố tụng hình sự là cần thiết, đặc biệt là đối với các vụ án về xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm có tổ chức, các tội phạm về ma túy. Giấy chứng nhận này có giá trị trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng, đồng thời, thủ tục cấp Giấy chứng nhận bào chữa được sửa đổi theo hướng đơn giản hóa hơn. Đối với các vụ việc dân sự, vụ án hành chính thì khi tham gia tố tụng, luật sư chỉ cần xuất trình thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng. Thứ ba, có nên cho phép người đã bị xử lý hình sự làm luật sư Theo dự thảo luật, các đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý kể cả trường hợp đã được xóa án tích không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Như vậy, dự thảo Luật không cấm người phạm tội nghiêm trọng trong trường hợp đã được xóa án tích được hành nghề luật sư. Đa số ý kiến phản đối đề xuất nới quy định này bởi vì với đặc thù của hoạt động luật sư, ngoài những đòi hỏi cao về kiến thức chuyên môn thì tư cách đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp và uy tín của luật sư trong đời sống xã hội là yếu tố hết sức quan trọng. Do vậy, việc cấm hành nghề luật sư đối với những người đã từng phạm tội trong những trường hợp nhất định là cần thiết, tạo cơ sở để hình thành hình ảnh một đội ngũ luật sư “sạch đẹp”, góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ công lý. Thứ tư, việc mở rộng đối tượng được yêu cầu luật sư bào chữa Dự thảo cũng mở rộng diện đối tượng được yêu cầu luật sư bào chữa. Theo đó, ngoài người bị tạm giữ, bị can, bị cáo thì người thân hoặc người đại diện hợp pháp của các đối tượng này cũng có quyền yêu cầu luật sư bào chữa. Vấn đề này được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng tình. Tuy nhiên, cũng có ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ khái niệm “người thân” để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Dự thảo Online tổng hợp

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến