/ / / /

Nghiên cứu M&A: Pháp luật M&A trong Luật Doanh nghiệp ( Bài 13)


Nghiên cứu M&A: Pháp luật M&A trong Luật Doanh nghiệp ( Bài 13)

Nội dung pháp luật M&A trong Luật Doanh nghiệp ( M&A) có giá trị rất quan trọng để định hướng cho các hoạt động M&A của các thương vụ.

Năm 2014 các quy định về mua lại và sáp nhập được quy định về chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp và hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp đã đề cập đến một số vấn đề trong tổ chức, quản lý doanh nghiệp với các trường hợp về chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp. Luật Đầu tư 2014 cũng đề cập đến hình thức đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh thổ Việt Nam.


Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền của Doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh có quyền :

Tự chủ kinh doanh: tức là có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh, nhà đầu tư chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề; Có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn; Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. Trong đó có cả việc bán Doanh nghiệp của mình và mua Doanh nghiệp của người khác

Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng quy định Doanh nghiệp có thể chuyển nhượng thông qua các hình thức chuyển nhượng cổ phần hoặc chuyển nhượng tài sản có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ Doanh nghiệp. Việc pháp luật quy định quyền chuyển nhượng cổ phần của cổ đông trong đó cho phép chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Các cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khác nếu có sự đồng ý của đại hội đồng cổ đông theo quy định của pháp luật. Quyền tự do kinh doanh sẽ theo đó, các bên được. Như vậy việc quyết định mua bán chỉ phụ thuộc vào ý chí của những người sở hữu Doanh nghiệp, một lần nữa tự do kinh doanh lại được khẳng định.

Như vậy, Pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đã tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp tìm kiếm các kênh huy động vốn nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường. Chủ Doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ Doanh nghiệp của mình thông qua việc bán cổ phần ra ngoài . Hiện nay, việc cổ phần hoá Doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ,và đây là một cách để tập trung vốn hiệu quả. Mua bán Doanh nghiệp hình thành nên các tập đoàn kinh tế như nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập , được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc hình thức khác, gắn bó với nhau lâu đời về lợi ích kinh  tế, công nghệ thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ cấp Doanh nghiệp trở lên dưới hình thưc công ty mẹ-công ty con.

​( Bài viết của Luật sư Vũ Ngọc Dũng - sao chép dưới mọi hình thức đề nghị xin phép tác giả - 0387696666 - 0386319999) #vungocdung #mavietnam  #bacvietluat #luatsu #muabandoanhnghiep

Bình luận

Chưa có bình luận cho bài viết này.

Gửi bình luận

Bạn cần Đăng nhập để viết bình luận bằng tài khoản cá nhân.

Bình luận bằng Facebook

" Luật sư sống bằng việc BÁN KIẾN THỨC và TRÍ TUỆ, SỰ HIỂU BIẾT. Khách hàng đến với Luật sư để MUA những thứ bạn có. Nếu bạn không những thứ đó thì sẽ bán gì cho khách hàng? Sự UYÊN THÂM trong nghề tạo ra giá trị thật sự cho thân chủ" - Luật sư Vũ Ngọc Dũng -0938188889

Đăng ký nhận tin

Nhập email để là người đâu tiên nhận được những tin tức mới nhất từ Blog Vũ Văn Dũng. Chúng tôi cam kết bảo đảm quyền riêng tư cho email của bạn.

Hỗ trợ trực tuyến